Nghĩa của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 86 - 87)

Ý nghĩa của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực

Đối tượng khảo sát

SV CBQL, GV CBQL, GVTH ___ X

Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

SL 66 155 191 412

% 63,5 80,7 82,3 78

Đáp ứng yêu cầu phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020

SL 23 37 39 99

% 22,1 19,3 16,8 18,8

Nâng cao chất lượng đào tạo GVTH của các trường/khoa ĐHSP

SL 10 0 02 12

% 9,6 0 0,9 2,3

Kết quả từ bảng 2.6 cho thấy:

- Tính trung bình chung các đối tượng được hỏi đều đánh giá cao nhất ý nghĩa: “Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (78%).

Đa số SV đã nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, 63,5 % SV cho rằng hoạt động đào tạo theo tiếp cận NL giúp họ cải thiện kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với nghề nghiệp, từ đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GDPT. Tuy nhiên, cịn một số ít SV sau q trình đào tạo chưa định hình được hệ thống các NL nghề nghiệp hoặc phát hiện ra năng lực của bản thân không đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề nên chất lượng đào tạo thật sự chưa đem lại hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng này là do mục tiêu đào tạo GVTH của các trường/khoa ĐHSP được xây dựng chung chung, các yêu cầu và tiêu chuẩn còn chưa rõ ràng, chưa thể hiện được các mức độ NL cần đạt dẫn đến khó khăn trong việc định hướng học tập. Bên cạnh đó, chất lượng đầu vào của SV ngành GDTH vẫn chưa được đảm bảo do quá trình tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh chưa có hiệu quả.

được hỏi lựa chọn. Sở dĩ như vậy là do các CSĐT và đơn vị tuyển dụng đều cho rằng, vì nhiều lí do chủ quan, khách quan nên kết quả đào tạo hiện nay chưa phản ánh đúng trình độ NL nghề nghiệp thực chất của SV, chưa thật sự giúp các trường/khoa ĐHSP trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo.

2.3.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Trao đổi thông tin với các CBQL, GV, CBQL và GVTH về mục tiêu đào tạo GVTH theo tiếp cận NL ở các trường/khoa ĐHSP, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy:

- Có 85,4% đối tượng khảo sát cho rằng cơ sở xây dựng mục tiêu đào tạo GVTH theo tiếp cận NL ở các trường/khoa ĐHSP hiện nay là dựa trên “chương

trình hiện hành”. Chỉ có 10,1% mục tiêu đào tạo được xây dựng “xuất phát từ nhu

cầu xã hội” và 4,5% được xây dựng trên cơ sở “mô tả cụ thể năng lực của người học”. Điều này dẫn đến “sự trừu tượng, khó hiểu và yêu cầu cao” đối với người học

trong quá trình đào tạo (89,2%). Bên cạnh đó, việc mơ tả một cách chung chung các NL nghề nghiệp của người GVTH gây khó khăn cho quá trình xây dựng CĐR chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Bên cạnh đó, việc định hướng giảng dạy và học tập cả GV và SV cũng chịu ảnh hưởng từ khâu xây dựng mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 86 - 87)