Theo đề án Phát triển hệ thống cấp nước thành phố giai đoạn 2020 - 2050, tổng công suất toàn hệ thống sẽ đạt khoảng 3,6 triệu m3/ngày đêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, công suất này chỉ đáp ứng được nhu cầu trong khoảng 10 năm tới. Trong 20 năm tiếp theo (2030 - 2050), hệ thống cần có thêm các nguồn cung cấp để đạt khoảng 2,4 triệu m3/ngày đêm nữa cho thành phố mới đủ.
Với mục tiêu đảm bảo mỗi người dân sống và làm việc tại TP.HCM đều được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ cung cấp nước sạch, chất lượng và ổn định, đảm bảo an ninh nguồn nước thơ, đảm bảo cấp nước an tồn cho cả hệ thống, bằng hoặc vượt các yêu cầu của Chương trình quốc gia về cấp nước an tồn, TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp táo bạo để khắc phục những tình trạng đã được đề cập ở trên. thống tăng áp, thiếu bể chứa trung gian;
vùng phục vụ lại quá rộng v.v… Với mạng lưới đường ống như vậy, việc kiểm soát thất thoát nước sạch - vốn đã thiếu - là một vấn đề nan giải.
Theo Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn (Sawaco), những năm trước đây, việc đầu tư cho hạ tầng chủ yếu là phát triển mạng lưới cấp nước. Hiện nay, nhu cầu nước sạch tăng nhanh do áp lực gia tăng dân số cơ học, Sawaco phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp mới đáp ứng được nhu cầu, bao gồm phát triển mạng lưới cấp nước (áp dụng cho khu vực đông dân cư); xây dựng, nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước (áp dụng cho các khu vực xa nguồn nước tập trung của thành phố, khu vực nông thôn); lắp đồng hồ tổng (đây là giải pháp tạm thời cho các khu vực khơng có đủ điều kiện về hạ tầng để phát triển mạng lưới cấp nước); cung cấp bồn chứa nước tập trung, thiết bị lọc hộ gia đình (giải pháp tạm thời cho các khu vực nơng thôn hoặc khu dân cư rải rác ở xa mạng lưới cấp nước, chưa có hạ tầng kỹ thuật). Các giải pháp này trước mắt đã đáp ứng được nhu cầu nước sạch sinh hoạt của gần 2,2 triệu hộ dân.
Tuy nhiên, giá nước thấp khiến việc đầu tư hoàn chỉnh và mở rộng mạng lưới cấp nước gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại những khu vực dân cư thưa thớt, phân tán, hệ thống giao thông
Bảo vệ môi Trường nước
Theo ông Trương Công Nam - Ủy viên Ban thường vụ Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Cấp Thoát nước Miền Trung - Tây Nguyên việc đưa các nhà máy nước lên thượng nguồn là một giải pháp tốt nhằm giảm bớt sự lệ thuộc, hoặc cắt đứt nguồn cung cấp nước thô bị ô nhiễm do hậu quả xả thải
của các khu cơng nghiệp và khu đơ thị
nằm ở phía thượng lưu lưu vực sơng. Qua đó sẽ giảm bớt được chi phí quản lý, vận hành. Điều quan trọng hơn là nó góp phần đảm bảo an ninh cấp nước, đặc biệt là trong mùa lũ.
Một trong những giải pháp đó là việc di dời dần các điểm khai thác nước thơ ở hạ lưu lên phía thượng nguồn sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn để hạn chế ơ nhiễm. Theo đó, các nhà máy nước hiện có và nhà máy mới sẽ được cung cấp nước thô trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An, các cụm hồ dự trữ nước thô cũng sẽ được xây dựng.
Thành phố cũng dự kiến xây dựng nhà máy nước phía Đơng thành phố (vị trí nhà máy có thể đặt tại thành phố Thủ Đức) với cơng suất 500.000m3/ngày đêm, dự kiến đưa vào hoạt động giai đoạn năm 2040; nhà máy nước phía Tây thành phố (vị trí nhà máy có thể đặt tại huyện Hóc Mơn hoặc huyện Bình Chánh) sẽ sử dụng nguồn nước sông Sài Gịn/hồ Dầu Tiếng, cơng suất giai đoạn 2040 là 500.000m3/ ngày đêm, công suất giai đoạn 2050 là 2.000.000m3/ngày đêm.
Các hệ thống cấp nước thông minh như hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các quá trình từ xa (SCADA) cho nhà máy nước và trung tâm điều khiển phân phối (DCC) tích hợp với mơ hình thủy lực, quản lý tài sản và hệ thống thông tin địa lý (GIS), giải pháp xây dựng và tích hợp cho hệ thống thơng tin quản lý (MIS), hệ thống thông tin tài chính (FIS), hệ thống quản lý và kiểm kê tài sản (AIMS) cũng sẽ được tính đến để đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả cho hệ thống cung cấp nước nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước sạch cho người dân thành phố trong thời gian tới.
Kiểm tra chất lượng nguồn nước tại Nhà máy nước Thủ Đức III.
Bảo vệ môi Trường nước