Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 49 - 50)

Theo các nghệ nhân, bí quyết để có sản phẩm chạm khắc gỗ đẹp trước hết nằm ở công đoạn xử lý gỗ nguyên liệu. Trước tiên, người thợ phải chọn được loại gỗ tốt, ít cong vênh, rạn nứt, thớ gỗ dẻo mịn. Gỗ được loại bỏ giác (phần gỗ non phía ngồi cùng), sau đó, được “luộc”, tẩm, sấy trong nhiều ngày để gỗ khô vừa đủ, sau này sẽ không bị cong vênh do thời tiết. Tiếp đến là công đoạn pha gỗ, phải do nghệ nhân, thợ giỏi giàu kinh nghiệm thực hiện để tiết kiệm nguyên liệu đầu vào. Những thanh gỗ sau khi được pha sẽ được những thợ đục, thợ khảm tạo ra những bức tượng, hoa văn, hoạ tiết trang trí nghệ thuật. Sản phẩm cơ bản hoàn thành sẽ được làm sạch và trang trí (gọi là “gọt hàng”) và cuối cùng là làm bóng sản phẩm. Người thợ lăn sơn ta trên mặt gỗ, để khô, dùng đá cán cho phẳng, sau đó dùng trấu, lá ngái, lá chuối đánh bóng. Khi sản phẩm hồn thiện thì dùng sáp ong xoa một lớp mỏng chờ khô rồi lấy giẻ sạch lau nhẹ nhàng cho đến khi sản phẩm bóng, đẹp như mong muốn.

Quy trình trên đến nay vẫn được duy trì, nhưng đã được vận dụng khoa học kỹ thuật ở hầu hết các khâu. Để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu lớn, địi hỏi tính chính xác và độ đồng nhất cao, nhiều hộ sản xuất trong làng đã không ngần ngại đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm các loại máy móc hiện đại, tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức cho người thợ. Anh Ngô Đắc Tài (Cửa hàng Tuấn Thụ) cho biết, nhiều hộ sản xuất ở Thiết Úng đã đầu tư máy điêu khắc. Dùng máy, từ một tượng gốc có thể đục ra nhiều bức tượng khác giống y hệt. Máy điêu khắc ban đầu phải nhập, nhưng hiện một số xưởng cơ khí trong nước đã tự sản xuất được, nhờ đó giảm đáng kể giá thành, chỉ còn khoảng từ 100 - 350 triệu đồng/chiếc, tuỳ theo kích thước và cấu hình.

Tuy nhiên, tượng đục bằng máy mới cho ra 80% thành phẩm. 20% còn lại mới là phần quyết định giá trị của sản phẩm - đây chính là đất dụng võ của những bàn tay vàng. “Thần thái của nhân vật làm tăng giá trị của tác phẩm, nó quyết định ranh giới giữa một tác phẩm nghệ thuật với một tác phẩm vô hồn. Mà thần thái đó thì chỉ người thợ giỏi mới làm được”, nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền nói. Cũng là nhân vật Quan cơng, nhưng khi cưỡi ngựa Xích thố ra trận có vẻ mặt đằng đằng sát khí, tay vung thanh long đao quyết chiến với kẻ thù; khác với khi duyệt binh có vẻ mặt điềm đạm, uy nghi.

Điều rất thú vị nữa với tôi khi về thăm Thiết Úng là được nghe “Bài ca đất đẽo” (những người thợ điêu khắc gỗ thường được gọi nôm na là “thợ đẽo”). Tuy không rõ ai là tác giả, nhưng theo các cụ cao niên trong làng, bài ca dung dị này được sáng tác khoảng năm 1929 - 1931, thể hiện niềm tự hào về làng mộc truyền thống, vinh danh những nghệ nhân tài năng với những sản phẩm khác nhau. Bài ca khá dài, trong đó có đoạn:

“Đất lề, quê thói đã quen

Hàng năm thi thố thưởng khen rõ ràng Giỏi thì đi học làm quan

Khơng thì n phận ở làng làm ăn Thợ cày, thợ mộc trong làng Đời con cuộc sống còn cần đến ta Dở, hay giữ lấy đạo nhà

Đẽo đục, đục đẽo ai mà dám chê”

Khơng chỉ giữ gìn, những người thợ Thiết Úng ngày nay cịn khơng ngừng ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển làng nghề và sống tốt nhờ giữ gìn và phát huy nghề truyền thống do cha ông để lại.

Tác phẩm đang được hoàn thiện bởi bàn tay nghệ nhân làng Thiết Ứng.

Làng nghề việT: các Làng nghề điêu khắc

“Lấy chồng thợ đá ăn chiMang ba mũi xó, xách đi, xách về…” Mang ba mũi xó, xách đi, xách về…”

nguyễn PhưỚc BẢO ĐÀn

Huế đã thực hiện một chuyên khảo về khu vực Ngũ Hành Sơn với tên gọi là Núi đá Hoa cương. Trong chuyên khảo này, rải rác những thông tin đáng lưu ý: “Dân làng Quán Khái có nhiệm vụ phải canh giữ núi Ngũ Hành Sơn theo lệnh của vua Minh Mệnh, đổi lại, họ được tự do sử dụng các hòn đá rả ra từ các hòn núi và rơi xuống đất bằng để làm các vật dụng”, và “làng Quán Khái phải cung cấp cho nhóm thợ mỹ nghệ của hồng cung Huế hai thợ đá, và một trong hai người này làm việc tại núi”, chế tác những vật dụng cho hoàng gia.(3)

Trong bức khảm làng nghề thủ công truyền thống khu vực miền Trung Việt Nam, xứ Quảng đã góp một mảng màu rất đặc thù và dị biệt - mảng màu của sự lao nhọc, nặng nề, nhưng lại làm nên những kiệt tác sinh động, tô vẽ cho đời sống cá nhân lẫn cộng đồng bằng những vật dụng, tượng, tiểu tượng, phù điêu… chế tác từ đá.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)