Làng Thiết Úng ngày nay thực sự đã là phố với hàng chục xưởng mộc, hàng trăm gian hàng bày bán tượng thờ, đồ mỹ nghệ bằng gỗ cùng những chuyến xe ra vào tấp nập…
Anh Hoàng Minh Đức, một kiến trúc sư đến từ TP.HCM, cho biết anh thích những sản phẩm gỗ mỹ nghệ Thiết Úng bởi có sự hài hịa, sinh động và cũng phù hợp với nhu cầu cuộc sống ngày nay. “Giá cả cũng ở mức vừa phải. Bức tượng Phật Di Lặc này bằng gỗ nu hương, có kích thước 60x50x38, tơi mua ở cửa hàng Tuấn Thụ với giá 24 triệu đồng, khá ưng ý, tuy chưa phải thật sự tinh xảo. Cũng có nhiều sản phẩm tiền tỷ, nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo” - anh Đức hồ hởi. Theo số liệu từ Phịng Kinh tế huyện Đơng Anh, làng Thiết Úng hiện có tới 95% hộ gia đình làm nghề mộc, 9 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, trong đó có 2 người được cơng nhận danh hiệu Bàn tay vàng. Trong làng có khoảng 200 thợ cả có thâm niên nghề trên 20 năm.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền - thế hệ thứ 4 tiếp nối làm nghề mộc - cho biết, làng nghề Thiết Úng không xác định được tổ nghề cũng như thời điểm nghề chạm khắc gỗ truyền thống xuất hiện. Tuy nhiên, thời nhà Nguyễn, thợ thủ công Thiết Úng đã nổi tiếng lành nghề; có 7 vị thợ giỏi của làng được vời vào cung để tham gia trang trí nội thất, xây dựng cung điện, lăng tẩm... Làng nghề được nhận sắc phong của triều đình ca ngợi tài khéo của những người thợ chạm khắc gỗ. Các đạo sắc phong ấy đến nay vẫn được trân trọng lưu giữ ở đình làng. Khơng ngồi đợi việc, những người thợ Thiết Úng nhanh nhẹn, tháo vát còn tổ chức
thành từng tốp đi tới nhiều tỉnh thành cả nước để thi cơng cơng trình.
Ngày nay, làng Thiết Úng vẫn đang làm cả hai dòng sản phẩm nội thất và mỹ nghệ. Nhiều sản phẩm được lưu truyền từ xa xưa, đến nay vẫn giữ nguyên kiểu dáng cổ truyền; nhưng cũng có nhiều dịng sản phẩm được sáng tác mới theo yêu cầu của khách, đặc biệt là khách hàng từ nước ngồi. Hàng trang trí nội thất do những người thợ ngang làm ra, sản phẩm chính là bàn ghế, tủ, giường các loại... Hàng mỹ nghệ, chủ yếu là tượng gỗ, mới thực sự là lĩnh vực của những người thợ lành nghề như ông Truyền. Tượng gỗ của làng nghề Thiết Úng phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Ngoài cả trăm mẫu mã “kinh điển”, người thợ cịn có thể tạo ra nhiều sản phẩm riêng biệt theo yêu cầu của khách, chỉ cần có mẫu phác hoạ hoặc thậm chí chỉ mơ tả. Đặc biệt, để chiều lịng khách du lịch, các
nghề xưa
Tác phẩm Nhất tâm bái Phật.
Làng nghề việT: các Làng nghề điêu khắc
Anh Phương
vẫn đơm hoa kết trái
nghệ nhân làng Thiết Úng đã sáng tạo thêm nhiều sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm nhỏ xinh như bút, móc khóa, lịch để bàn... được “cá biệt hóa” bằng cách khắc chữ, tên, logo...