Nhiều mô hình hiệu quả

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 32)

Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng mơ hình sản xuất Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở các tỉnh miền Trung”, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng được 12 mơ hình sản xuất sản phẩm OCOP tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Theo báo cáo, dự án đã tác động đến hơn 1.400 hộ nông dân sản xuất các sản phẩm nông sản đặc sản địa phương như gà Thanh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), cam Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), mật ong Trường Xuân (Quảng Ninh, Quảng Bình), chè Hùng Sơn (Anh Sơn, Nghệ An)... Theo đó, các mơ hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 - 30% so với sản xuất ngồi mơ hình thơng qua hoạt động tăng năng suất, chất lượng và giá bán trên thị trường. Còn tại tỉnh Lào Cai, khi triển khai đề tài “Xây dựng mơ hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

từ cây dược liệu theo hướng GACP - WHO nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá và Mông trên địa bàn huyện Bắc Hà”, 11 mơ hình thực tế đã được thực hiện, bao gồm 3 mơ hình thí nghiệm hồn thiện quy trình kỹ thuật, 3 mơ hình sản xuất giống, 4 mơ hình sản xuất dược liệu thương phẩm, 1 mơ hình liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu. Ngoài ra, dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hơn 130 nông dân, giúp bà con nắm vững kỹ thuật và quy trình sản xuất.

Trong lĩnh vực hạ tầng nơng thơn, đề tài “Xây dựng mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc” của Trung tâm Tư vấn, Chuyển giao công nghệ cấp nước và Vệ sinh mơi trường đã triển khai 4 mơ hình thí điểm cấp nước tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang, góp phần kịp

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)