Rừng nhiệt đới bị đe dọa

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 67)

Trong khi nạn phá rừng toàn cầu đang giảm về tổng thể, nghiên cứu cho thấy việc nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng nhiệt đới đang gia tăng. Hầu hết các nước phát triển và Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu “chính” các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng nhiệt đới, trong khi các nước đang phát triển như Brazil là nhà xuất khẩu “lớn”. Nghiên cứu cho biết rừng nhiệt đới đang bị đe dọa nhiều nhất bởi chuỗi cung ứng ở nhiều quốc gia. Ví dụ, vào năm 2015, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và Ý đã “nhập khẩu” 91 - 99% số vụ phá rừng của họ từ nước ngồi, trong đó 46 - 57% là từ rừng nhiệt đới. Trong khi rừng nhiệt đới đã hấp thụ 15% tổng lượng khí thải CO2 do con người tạo ra từ năm 1990 đến năm 2007. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hoàng cho biết thêm rằng rừng nhiệt đới cũng “nổi bật là hệ sinh thái đa dạng sinh học

phong phú nhất - chứa 50 - 90% tất cả các loài trên cạn”. Biểu đồ (2) dưới đây phản ánh việc “nhập khẩu” và “xuất khẩu” nạn phá rừng từ các quốc gia được chọn

trong năm 2001 và 2015. Các thanh bên trái của trục y cho biết quốc gia đó là nước xuất khẩu rịng do phá rừng từ quần xã sinh vật cụ thể, trong khi các thanh bên phải cho thấy quốc gia là một nhà nhập khẩu ròng. Biểu đồ cho thấy nạn phá rừng ở các quốc gia được liệt kê có ý nghĩa quan trọng đối với rừng nhiệt đới hơn bất kỳ quần xã sinh vật nào khác. Hơn nữa, trong khi “xuất khẩu” nạn phá rừng nhiệt đới giảm ở Brazil từ năm 2001 đến năm 2015, “nhập khẩu” lại tăng trong thời gian này ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Singapore.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)