biên giới
TRương ThAnh LIÊM Nghề gốm thủ công ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng
nông Thôn mới
dẫn đến thu nhập của người lao động thấp trong khi an toàn lao động, an tồn mơi trường chưa đảm bảo.
Ơng Đỗ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hội Nơng dân huyện Tri Tôn, cho biết: “Chúng tôi đang tập trung nhiều giải pháp để tiến hành cùng lúc hai nhiệm vụ: bảo tồn có chọn lọc để tập trung đầu tư vào các ngành nghề thủ cơng mang tính truyền thống của địa phương, nhất là của đồng bào Khmer và giúp các hộ nghề chuyển đổi ngành nghề lao động khác cho phù hợp với trình độ sản xuất và điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống một cách căn cơ, bền vững”.
Theo ơng Tùng, thời gian qua, chính quyền và các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân các cấp ở địa phương đã hỗ trợ hình thành các HTX, tổ hợp tác sản xuất để các hộ làm nghề có thể liên kết lại nhằm giảm chi phí sản xuất và thuận lợi trong khâu phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ. Song song đó, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ mở các lớp dạy nghề thủ công gắn với văn hóa đặc trưng của người Khmer vùng đất An Giang nói chung, Tri Tơn nói riêng để thu hút người làng nghề theo học nhằm nâng cao tay nghề, tiếp cận thị hiếu mới của người tiêu dùng, thay đổi mẫu mã sản phẩm v.v… Để người dân làng nghề ổn định cuộc sống trong giai đoạn chuyển đổi, khôi phục làng nghề, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân vay vốn làm kinh tế phụ (như ni bị, làm nhang, nấu đường thốt nốt, mua bán, trồng trọt với qui mơ nhỏ...) tăng thêm thu nhập.
Một tín hiệu đáng mừng nữa ở Tri Tôn hiện nay là qua tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục, các làng nghề truyền trống đã bắt đầu có nhiều biện pháp cải thiện môi trường lao động để giảm thiểu ô nhiễm và suy giảm sức khỏe người lao động vì khói, bụi và những chất độc hại khác…
Nghề đan đệm bàng ở TT Ba Chúc.
TRANG THƠNG TIN NÀY CĨ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHỊNG ĐIỀU PHỐI NƠNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG An Giang tổ chức