Ai về núi Thuý sông vân

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 60 - 61)

Thi viện…

Dục Thúy Sơn, còn gọi là núi Non Nước, nằm trên địa bàn phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, nghiêng nghiêng dun dáng bên ngã ba sơng Đáy và sông Vân. Từ hàng ngàn năm trước, chân núi bị sóng biển bào mịn, tạo thành vịm đá rộng che kín một góc sơng Vân, trở thành địa điểm tránh mưa lý tưởng cho tàu thuyền. Tên núi Dục Thúy được đặt bởi danh sĩ Trương Hán Siêu thời Trần, quê ở Ninh Bình. Sau cuộc đời làm quan đến Nhất phẩm, lúc về hưu, danh sĩ họ Trương về, thường lui tới nơi này ngắm cảnh, đàm luận văn chương với các văn nhân tài tử đương thời. Ngay dưới chân núi Non Nước ngày nay vẫn còn đền thờ Trương Hán Siêu, được bao quanh bởi rừng cây xanh mát. Đền được thiết kế theo dáng chữ Đỉnh, bên trên có hai con rồng chầu mặt nguyệt. Hằng năm, đây thường là nơi trao giải thưởng văn hóa và khuyến học của tỉnh Ninh Bình. Dịp Tết, tại đền này thường tổ chức ngày hội khai bút và tặng chữ.

Trèo hơn trăm bậc đá gập ghềnh, bạn sẽ lên đến đỉnh núi, khá bằng phẳng, cây cối um tùm xanh mát. Từ đây, bạn có thể nhìn thấy cả hai chiếc cầu như hai chiếc lược gài trên “mái tóc” mềm sơng Đáy. Mây trời in bóng nước và một góc thành phố Ninh Bình mở ra trước mắt. Trong làn gió xuân nhè nhẹ của buổi sớm mai hay hoàng hơn, ngồi ở lầu hóng gió mới thấy cụ Trương

Thiếu Bảo (Trương Hán Siêu lúc sinh thời được phong hàm Thiếu Bảo, sau khi mất được thăng Thái Bảo - PV) có thú vui tao nhã làm sao!

Nhưng khơng chỉ có cảnh đẹp, ngọn núi không quá cao bên dịng sơng khơng q sâu này còn đặc biệt ở chỗ sở hữu khoảng 40 bài thơ được khắc vào đá. Còn nếu kể thơ lấy cảm hứng từ núi Non Nước thì có đến hàng trăm bài. Từ các vị vua như Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến các tao nhân mặc khách như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… đều đã từng đến đây và tức cảnh sinh tình.

Trong số những bài thơ cịn lưu dấu trên núi Non Nước ngày nay có bài thơ Dục Thúy Sơn của

Phương đình trên núi Thúy.

du Lịch Trương Hán Siêu (bản dịch của Nguyễn Duy):

“Núi xanh xanh mượt xanh mà/ Người đi chơi tận phương xa chưa về/ Sáng ngời bóng tháp lịng khe/ Cửa hang đá mở lập lịe trên cao/ Mặc đời trơi nổi nơi nao/ Mới hay rằng cái danh nào hư danh/ Ngũ hồ trời đất rộng thênh/ Lại về câu chỗ đá ghềnh khi xưa”.

Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi cũng đã để lại những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp non nước hữu tình và hồi nhớ người xưa: Cửa biển có núi tiên/ Năm xưa lối về quen/ Non bồng nơi cõi tục/ Mặt nước nổi đài sen/ Bóng tháp ngời trâm ngọc/ Tóc mây gợn ánh huyền/ Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo/ Bia rêu lốm đốm nền” (Bản dịch của nhà thơ Huy Cận). Một bài thơ khác cũng rất nổi tiếng của Cao Bá Quát. Trong trời đất núi nọ/ Từ thời cổ chùa này/ Phong cảnh thật kỳ diệu/ Lại thêm ta đến đây/ Ta muốn lên đỉnh núi/ Hát vang gửi nước mây/ Ao ước mà không đạt/ Đời cứ thế xưa nay (Qua núi Dục Thúy, Phạm Minh Khôi dịch).

Không như bài thơ của Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi hay Cao Bá Quát (và phần lớn những thi phẩm khác về núi Non Nước) có âm hưởng trữ tình, lãng mạn, cũng trên ngọn núi này còn lưu lại một cuộc “bút chiến” trào phúng sâu cay, giữa quan tuần phủ Từ Đạm và thi sĩ Tản Đà. Chuyện kể năm 1924, Từ Đạm, tuần phủ Ninh Bình, cho đục vào đá núi Non Nước một bài thơ Nơm: Trăng gió vui cùng hắn/ Lầm than bận kệ ai/ Ham chơi non với nước/ Có phúc được ngồi dai. Thơ đã chẳng lấy gì làm hay, năm sau, Từ Đạm lại cho đục một bàn cờ và một bên đục hai lốt bàn chân của ông ta. Thi sĩ Tản Đà thăm Dục Thúy Sơn thấy… ngứa mắt, bèn thuê thợ đá khắc một bài thơ ngay bên cạnh “tác phẩm” của Từ Đạm. Thơ rằng: Năm ngoái năm xưa đục mấy vần/ Năm nay quan lại đục hai chân/ Khen cho đá cũng bền gan thật/ Đứng mãi

cho quan đục mấy lần.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 64 - Tháng 5.2021 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)