này dựa trên nguyên tắc chung của biến tính gỗ là sấy khơ phơi gỗ tự nhiên, tạo không gian mở và đưa polyme xâm nhập vào các lỗ rỗng của gỗ. Sau đó, thực hiện polyme hóa hay đóng rắn, tạo nên mạch và mạng khơng gian đàn hồi liên kết hóa học và vật lý giữa các phần tử vật chất gỗ tự nhiên với mạch polyme xâm nhập. Nói về chi phí luyện gỗ, anh Minh cho biết tùy vào mục đích sử dụng của thành phẩm mà chi phí sẽ khác nhau, trung bình vào khoảng 30% giá trị của gỗ đầu vào.
công nghệ luyện gỗ
Sau khi thẩm định chất lượng gỗ và chi phí, ông Huỳnh Quang Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam - vui mừng đánh giá công nghệ này là hiệu quả và đáng để đầu tư. Ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) cũng nhận định đây là công nghệ đột phá, tạo ra giá trị gia tăng, đặc biệt sử dụng được trong ngành nội thất và rất an toàn. “Trong thập niên 80, nhiều nước trên thế giới đã triển khai hướng nghiên cứu này, đặc biệt là Thụy Điển và Đan Mạch, nhưng họ đi theo hướng sử dụng hóa chất là chính. Cịn cơng nghệ này đột phá ở chỗ sử dụng polyme sinh học và nó đạt được tiêu chuẩn xuất vào thị trường châu Âu, đồng thời không gây hại cho sức khỏe con người”. - Ơng Nghiệm cho biết.
Cơng nghệ luyện gỗ cho phép cải thiện cơ lý tính của gỗ nguyên liệu. Khi sử dụng cơng nghệ này, gỗ từ các nhóm thấp (3 - 7) trong phân loại các nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam dễ dàng đạt được các thông số tương đương và một số yếu tố cịn vượt trội so với gỗ nhóm