Các mức độ của nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 26 - 29)

1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức

1.2.2. Các mức độ của nhận thức

1.2.2.1. Xét về mặt tâm lý học

Dựa vào tính chất phản ánh và hoạt động, nhận thức được chia thành hai mức độ khác nhau là: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Nhận thức cảm tính: Là q trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bên ngồi, cụ thể của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhận thức cảm tính gồm hai mức độ là: Cảm giác và tri giác.Mức độ thứ nhất: Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan. Còn Tri giác là tổng hợp các cảm giác, là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những bản chất, thuộc tính của sự vật cũng như hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan [6].

Nhận thức lý tính: Nhận thức lý tính phản ánh những yếu tố thuộc bản chất,

hướng đến cái chưa biết và cái mới của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết. Nhận thức lý tính bao gồm hai mức độ là tư duy và

tưởng tượng. Ở đó, Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những mối liên hệ, những mối quan hệ có quy luật cũng như những thuộc tính của sự vật và hiện tượng mà trước đó con người chưa biết. Cịn, Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái khơng có hoặc nói cách khác là chưa từng có trong kinh nghiệm,lý ức của chúng tathông qua việc xây dựng những cái mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có từ trước.[6].

Mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: nhận thức cảm

tính và nhận thức lý tính đều là các mức độ nhận thức khác nhau của con người, chúng có quan hệ biện chứng với nhau để nhận thức của con người trở nên hồn chỉnh. Mối liên hệ này cịn được kiểm nghiệm trong thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức

Như vậy, hoạt động nhận thức giúp cho con người nhận biết được những thuộc tính ngồi và những thuộc tính bên trong của sự việc, hiện tượng. Nói cách khác, hoạt động nhận thức giúp con người hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

1.2.2.2. Xét về mặt giáo dục

Xét về mặt giáo dục, nhận thức được chia làm nhiều mức độ khác nhau. Theo như phân loại mức độ nhận thức của nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ (1956) – Benjamin Bloom có tất cả 6 mức độ nhận thức theo thứ tự tăng dần – từ thấp đến cao như sau:

Mức 1: Biết (ghi nhớ): Là mức độ nhận thức ở bậc thấp, chỉ nắm được những dấu hiệu bên ngoài của khái niệm, chưa có khả năng liên hệ những dấu hiệu bên ngồi với bản chất bên trong, chưa có khả năng vận dụng để giải quyết những tình huống, những hiện tượng. Hiểu biết ở mức độ này được biểu hiện bằng các dấu hiệu sau: nhận ra vấn đề, nhắc lại, kể lại, tái tạo, định nghĩa, nhận biết được hình thức bên ngồi, nhận biết được một số biểu hiện cụ thể, khẳng định, kiểm tra,....

Mức 2: Hiểu: Nắm được một số thuộc tính bản chất, nắm được một mối liên hệ giữa những thuộc tính bản chất với những dấu hiệu bên ngoài, nắm được một số khái niệm nhưng có thể chưa biết vận dụng tốt những thuộc tính đó để giải quyết

vấn đề như: Liên kết, thay đổi, phân loại, làm rõ, phân biệt, so sánh, sắp xếp, tương phản, khái qt hóa, mở rộng, giải thích,....

Mức 3: Áp dụng: Nắm vững các thuộc tính bản chất, nắm vững khái niệm mà có thể dùng khái niệm để giải quyết vấn đề, tình huống. Một số từ thường dùng như: áp dụng, đánh giá, tính tốn, chọn, hồn tất, giải nghĩa, điều khiển, vận hành, tổ chức, trình diễn, phác thảo,….

Mức 4: Phân tích – Phân tích năng lực trong nhận thức như chia thông tin thành nhiều thành tố khác nhau để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng. Các động từ thường khởi đầu như: Phân tích, lý giải, so sánh, xác định, tính tốn, kết nối, bố trí….

Mức 5: Tổng hợp: Tổng hợp là năng lực trong nhận thức bằng cách liên kết các thông tin lại với nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa thơng tin suy ra hệ quả. Các từ thường dùng như: Biện luận, tích hợp, phát triển, thiết kế, cấu trúc, tóm tắt, kiến tạo, tạo ra,…

Mức 6: Đánh giá: Đánh giá là năng lực bằng cách đưa ra nhận định, phán quyết về giá trị của thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể nào đó. Các động từ khởi đầu là: giải thích, quyết định, khuyến cáo, chỉnh sửa, phê chuẩn,…

Năm 2001 hai tác giả là Anderson – là học trò của Bloom và Krathwohl là cộng sự của Bloom đã điều chỉnh lại mức độ nhận thức mà Bloom đã xây dựng từ năm 1956. Các mức độ từ 1 đến 4 hai tác giả giữ nguyên giống như Bloom còn lại hai mức độ 5 là đánh giá và mức 6 là sáng tạo thì có sự khác nhau.

Mức 5: Đánh giá: Đánh giá là dựa trên các tiêu chuẩn để đưa ra các lời phê bình, đánh giá, nhận xét, báo cáo

Mức 6: Sáng tạo: Đặt các thành tố lại với nhau thành mức độ ổn định của tổng thể, tái cấu trúc những thành tố theo một mơ hình mới theo cấu trúc thơng qua việc sáng tạo, lập kế hoạch cho sự vật. Đây là q trình tư duy khó nhất trong mơ hình nhận thức mới. [110].

Năm 1956 Năm 2001

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đánh giá khả năng nhận diện các triệu chứng, ngun nhân, biện pháp phịng ngừa, hậu quả, việc tìm kiếm nguồn trợ giúp,… của học sinh ở mức độ một – các em biết có chính xác hay khơng? đúng, sai hay khơng biết?, và vấn đề đưa ra có hữu ích, ảnh hưởng như thế nào, các em có khẳng định được vấn đề hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)