Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 33 - 35)

1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm

1.3.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm

Có một số tác giả nghiên cứu về sự hiểu biết của bệnh nhân đối với các triệu chứng của trầm cảm cho thấy có 82% người được hỏi cho biết các triệu chứng bệnh có liên quan đến cảm xúc vơ dụng, mệt mỏi liên tục có (77%), ý tưởng tự sát (77%), sức khỏe kém, mệt mỏi (75%). Các triệu chứng khác mà người tham gia khảo sát trả lời đối với trầm cảm về các vấn đề suy nghĩ và sự tập trung (71%), cảm giác tội lỗi (70%). Những vấn đề như khó chịu, tức giận hoặc căng thẳng ít hơn, mặc dù khá thường xuyên và thường đi kèm với trầm cảm. Mặt khác, mất cảm giác ngon miệng có liên quan tới trầm cảm (56%) [83].

Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm gồm có các triệu chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm:

Chẩn đoán theo Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10) [17]

Ba triệu chứng cơ bản: Khí sắc trầm; Mất quan tâm, hứng thú và sở thích; Giảm năng lượng/ giảm hoạt động/ tăng mệt mỏi

Các triệu chứng phổ biến khác: Giảm sút sự tập trung và sự chú ý; Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin; Có những ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng (kể cả giai đoạn nhẹ); Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan; Có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát; Rối loạn giấc ngủ; rối loạn ăn uống;

Căn cứ trên các triệu chứng cơ bản và các triệu chứng phổ biến, có thể phân chia trầm cảm thành giai đoạn trầm cảm nhẹ; giai đoạn trầm cảm vừa; giai đoạn trầm cảm nặng.

Các giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa, nặng được mô tả chi tiết ở trên chỉ được chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm đơn độc (đầu tiên). Những giai đoạn trầm cảm sau đó được chẩn đốn theo các tiêu chuẩn chẩn đốn trầm cảm tái diễn. Để phân biệt được các giai đoạn này dựa vào sự phán đốn lâm sàng phức tạp, cần tính đến số lượng, loại và mức độ trầm trọng của triệu chứng hiện có. Phạm vi của các hoạt động xã hội và nghề nghiệp thường là một điểm hướng dẫn chung có ích trong khi xác định các mức độ trầm trọng của giai đoạn trầm cảm nặng; nhưng các ảnh hưởng cá nhân, xã hội, văn hóa, làm gián đoạn mối quan hệ mềm mại giữa mức độ trầm trọng của các triệu chứng và hiệu suất xã hội là phổ biến và mạnh mẽ để làm

cho việc đưa hiệu suất xã hội thành một tiêu chuẩn chủ yếu của mức độ trầm trọng trở nên khơng trầm trọng.

Chẩn đốn theo DSM – IV [22] giai đoạn trầm cảm chủ yếu được chẩn đoán dựa trên:

A. Có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau đây xuất hiện đồng thời trong khoảng

thời gian 2 tuần và thể hiện một sự thay đổi so với hoạt động trước đó: ít nhất một trong các triệu chứng phải là hoặc khí sắc trầm cảm hoặc mất thích thú hoặc mất thú vui.

(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày, được khai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng) hoặc được nhận thấy bởi những người khác (ví dụ: khóc) chú ý: ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể biểu lộ sự dễ bực tức.

(2) Giảm sút rõ rệt sự thích thú hoặc thú vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc bởi những người khác)

(3) Giảm cân đáng kể mà không do theo một chế độ ăn kiêng nào cả hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong1 tháng), giảm hay tăng cảm giác ngon miệng gần như mỗi ngày. Chú ý: ở trẻ em có thể có tình trạng khơng đạt mức tăng trọng như thế

(4) Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.

(5) Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động tâm thần hầu như mỗi ngày (được nhận thấy bởi những người khác chứ không phải chỉ là những cảm giác chủ quan của bệnh nhân về sự bứt rứt hay chậm chạp bên trong cơ thể).

(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày.

(7) Cảm thấy không xứng đáng hoặc tội lỗi quá mức hoặc khơng phù hợp (có thể đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là sự tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh)

(8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khả năng quyết định hầu như mỗi ngày (do bệnh nhân khai báo hoặc được nhận thấy bởi người khác)

(9) Những suy nghĩ về cái chết hoặc ý tưởng tự sát tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử tái diễn nhưng khơng có kế hoạch chính xác, hay có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch cụ thể tự tử.

B. Các triệu chứng không đáp ứng tiêu chuẩn của giai đoạn hỗn hợp

C.Những triệu chứng này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng hoặc sự biến đổi

hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

D. Những triệu chứng này không phải do ảnh hưởng trực tiếp về sinh lý trực tiếp

của một chất (ví dụ: một chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do của một bệnh nội khoa tổng quát (ví dụ: nhược giáp)

E. Các triệu chứng này khơng được giải thích rõ hơn bởi một tang tóc (nghĩa là sau

cái chết của một người thân), các triệu chứng kéo dài trên 2 tháng hoặc kèm theo một sự suy giảm rõ rệt về hoạt động, về sự bận tâm có tính chất kèm theo một sự thay đổi rõ rệt về hoạt động, về sự bận tâm có tính chất kèm theo một sự thay đổi rõ rệt về hoạt động, về sự bận tâm có tính chất bệnh lý với cảm giác bị mất giá trị, về ý tưởng tự tử, về các triệu chứng loạn thần hoặc về sự chậm chạp tâm thần vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)