Nhận thứccủa học sinh về hướng điều trị rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 64 - 66)

3.1. Nhận thứccủa học sinh THPT về rối loạn trầm cảm

3.1.2. Nhận thứccủa học sinh về hướng điều trị rối loạn trầm cảm

Biểu đồ 3.2. Nhận thức về hƣớng điều trị RLTC của HS THPT

Ghi chú biểu đổ 2 theo thứ tự từ trên xuống dưới.

1) Các nhà trị liệu tâm lý có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm. 2) Hầu hết mọi người bị trầm cảm đều phải đến bệnh viện

3) Một số cách trị liệu cho trầm cảm có hiệu quả hơn là thuốc chống trầm cảm 4) Tham vấn có hiệu quả như trị liệu nhận thức hành vi cho người bị trầm cảm 5) Trị liệu nhận thức hành vi cũng có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm cho

người bị trầm cảm từ mức nhẹ tới mức trung bình

6) Vitamin, các liệu pháp thay thế và các kỹ năng sống đều hữu ích cho bệnh trầm cảm

7) Những người bị trầm cảm nên ngừng thuốc chống trầm cảm ngay khi họ cảm thấy tốt hơn

8) Thuốc chống trầm cảm có thể gây nghiện

9) Thuốc chống trầm cảm thường hiệu quả ngay lập tức

30.8% 58.1% 12.3% 5.9% 69.2% 14.3% 35.1% 26.0% 61.9% 69.2% 41.9% 87.7% 94.1% 30.8% 85.7% 64.9% 74.0% 38.1% 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhìn tổng quan biểu đồ cho thấy tỉ lệ học sinh chọn đúng theo đáp án còn thấp. Các em nhận thức đúng cao nhất là ―Trị liệu nhận thức hành vi cũng có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm cho người bị trầm cảm từ mức nhẹ tới mức trung bình‖ đạt tỉ lệ 69,2%. Hướng điều trị có tỉ lệ nhận thức đúng cao thứ hai là ―Thuốc chống trầm cảm thường hiệu quả ngay lập tức đạt 61,9%. Tiếp theo là ―Hầu hết mọi người bị trầm cảm đều phải đến bệnh viện‖ chiếm 58,1% đúng theo đáp án.

Bên cạnh đó các em nhận thức sai và khơng biết nhiều như ―Tham vấn có hiệu quả như trị liệu nhận thức hành vi cho người bị trầm cảm‖ chiếm tới 94,1% như vậy các em chỉ nhận thức đúng được 5,9% quá thấp. Hướng điều trị tiếp theo cần quan tâm là ―Một số cách trị liệu cho trầm cảm có hiệu quả hơn là thuốc chống trầm cảm‖ có tỉ lệ sai là 87,7%. Tỉ lệ sai chiếm 85,7% là ―Vitamin, các liệu pháp thay thế và các kỹ năng sống đều hữu ích cho bệnh trầm cảm‖. Nghiên cứu của Loureio và cộng sự năm 2013 khi khảo sát ở lứa tuổi vị thành niên cho rằng thuốc vitamin là có hiệu quả cho việc điều trị rối loạn trầm cảm. [71].―Các nhà trị liệu có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm‖ có tỉ lệ sai 69,2% trong tổng số 560 học sinh tham gia làm phiếu. ―Những người bị trầm cảm nên ngừng thuốc chống trầm cảm ngay khi họ cảm thấy tốt hơn‖ có tới 64,9 % học sinh nhận thức sai. Có 41,9% tỉ lệ sai theo đáp án là ―Hầu hết mọi người trầm cảm đều phải đến bệnh viện‖.

Như vậy, qua số liệu về triệu chứng và hướng điều trị của trầm cảm cho thấy các em học sinh nhận thức còn hạn chế, chưa tốt. Tỉ lệ các em chọn sai theo đáp án và khơng biết cịn rất nhiều. Có sự khác biệt về mặt nhận thức các triệu chứng giữa hai biến giới nam và nữ với nhau. Các biến khối lớp, trường có sự chênh lệch nhau đáng kể nhưng khơng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt nhận thức các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Nhận thức về hướng điều trị trầm cảm giữa các biến khơng có sự khác biệt nào về mặt ý nghĩa, mặc dù giữa các biến có sự chênh lệch nhưng khơng nhiều. Do đó, cần có những biện pháp để hỗ trợ giúp các em nhận thức đúng hơn về các dấu hiệu và hướng điều trị rối loạn trầm cảm nhằm phục vụ cho chính bản thân và những người xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)