Bảng 3.13. So sánh nhận thức của HS theo các biến trƣờng, lớp, và giới
Đặc điểm ĐTB ĐLC Giá trị F p Giới Nam 39,27 7,60 23,33 p = 0,00 Nữ 42,15 6,26 Trƣờng Thái Ninh 40,03 6,90 13,66 p= 0,00 Chuyên Thái Bình 42,17 6,76 Lớp 10 41,13 6,26 0,39 p = 0,67 11 41,44 6,92 12 40,81 7,48 Nhận xét:
Nhìn vào bảng thống kê số liệu ở trên cho thấy nhận thức của học sinh theo biến giới tính thì có sự khác biệt với nhau khi kiểm nghiệm T – test có giá trị sig < 0,05 điều này cho thấy giữa nam và nữ có sự chênh lệch với nhau = 0,5 (ĐTB nam 39,27 <42,15 ĐTB nữ) về mặt nhận thức chung về rối loạn trầm cảm, mà ở đó nữ có nhận thức cao hơn nam giới.
Giữa hai trường Chuyên Thái Bình và trường Thái Ninh có sự khác biệt về mặt ý nghĩa nhận thức RLTC. Cột điểm trung bình thì giữa trường Chuyên Thái Bình có sự nhận thức cao hơn trường Thái Ninh (ĐTB Thái Ninh 40,03 <42,17 ĐTB Chuyên Thái Bình). Điều này chứng tỏ rằng, giữa hai khu vực nơng thơn và thành thị, thì học sinh ở trường Chuyên Thái Bình – trực thuộc thành phố Thái Bình có nhận thức tốt hơn học sinh ở trường Thái Ninh.
Giữa các khối lớp với nhau khơng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt nhận thức chung về RLTC khi kiểm nghiệm ANOVA (sig > 0,05). Như vậy, giữa các lứa tuổi khơng có sự khác biệt gì về mặt nhận thức chung. Nhưng điểm trung bình được thể hiện ở từng khối lớp cũng phần nào cho thấy học sinh khối lớp 12 có sự nhận thức thấp hơn các khối lớp cịn lại. Cụ thể là khối lớp 10 có ĐTB = 41,13, khối lớp 11 có ĐTB = 41,44 và khối lớp 12 với ĐTB là 40,81. Như vậy có thể nói rằng, học sinh lớp 11 có nhận thức tốt hơn các em học sinh khối lớp 12 và khối lớp 10.
Tóm lại, nhận thức của học sinh giữa các giới tính, trường học là có sự khác biệt nhau. Giữa các khối lớp với nhau khơng có sự khác biệt nào. Tuy nhiên điểm trung bình cũng thể hiện có sự chênh lệch đáng kể về mặt nhận thức giữa các khối lớp với nhau.