Kết quả phỏng vấn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 91 - 94)

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 10 học sinh của hai trường THPT chúng tôi đã phát phiếu khảo sát, kết quả thu lại như sau:

Khi hỏi các em đã nghe đến rối loạn trầm cảm bao giờ chưa thì cả 10 học sinh chúng tơi phỏng vấn đều trả lời là đã từng được nghe và thường được biết qua nguồn thông tin là internet mỗi khi chúng em lướt web, cũng như lướt facebook. Chỉ có một học sinh tìm tịi kỹ hơn về rối loạn trầm cảm nên em đã tìm trên các trang điện tử của trường Đại học Y Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề này. Có một số bạn đọc bài trên báo, sách, trên các trang web học đường và ti vi.

Về các triệu chứng của rối loạn trầm cảm các em nhận thức ở mức độ sơ xài. Các em chỉ đưa ra được vài ý như: giảm giao tiếp với mọi người xung quanh, khơng thích nhận sự quan tâm của người khác, thường hay ở một mình, có cảm xúc buồn chán, hay cáu gắt, có một vài triệu chứng cơ thể như rối loạn ăn uống, giấc ngủ, và đau đầu, chậm chạp trong mọi hoạt động, có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Có 6/10 học sinh phỏng vấn cho rằng có ý nghĩ tự tử. Dễ bị lo âu. Bạn H cho biết cịn nghe thấy tiếng gì đó trong tai.

Đối với các yếu tố/ nguyên nhân gây nên rối loạn trầm cảm, hầu hết các em đều cho là do áp lực học tập từ cha mẹ - sự kỳ vọng của cha mẹ lên con cái về việc học hành, thi cử, cần phải thi trường này theo một đường sẵn mà cha mẹ vạch ra. Bạn A cho biết thêm là xã hội có cái nhìn lệch về thành tích giữa các trường nổi tiếng và không nổi tiếng cho nên cũng gây áp lực cho chúng em, khiến chúng em cảm thấy lo lắng, căng thẳng, chán nản. Bạn T cho biết thêm do một biến cố nào đó ở quá khứ kéo dài đến hiện tại, có thể do sử dụng thuốc quá liều hoặc sai quy cách, do di truyền. Bạn H nói rằng, trong trường hay có bạo lực học đường có thể gây nên trầm cảm. Bạn H nói do có ai đó tấn cơng mình qua mạng xã hội, hoặc bị mọi người xung quanh ghét bỏ.

Hậu quả của rối loạn trầm cảm hầu hết các em đều đưa ra hậu quả nguy hiểm nhất của RLTC là tính mạng của con người. Các em đều cho rằng, hậu quả của rối loạn trầm cảm dễ dẫn tới tự tử. Ngoài ra các em cũng đưa ra một vài ý khác như: buồn chán, mất dần cảm xúc khi tiếp xúc với người khác, ảnh hưởng tới học tập của bản thân, cảm thấy giảm hứng thú, khơng muốn tiếp tục nó nữa, xa lánh cộng đồng, có hành động thái quá với người khác, gây thương tích với người khác, bị cơ lập hoặc tự cơ lập mình với thế giới.Bạn H cho rằng, có ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần như lo lắng, chán ăn, mất ngủ và đau đầu, học kém. Bạn L cho biết thêm hậu quả của RLTC cịn dễ có hành vi kích động. Bạn T cịn cho rằng, hậu quả không chỉ gây cho bản thân mà còn gây cú sốc tinh thần cho người thân xung quanh.Bạn H nói thêm về hậu quả của RLTC ảnh hưởng đến cả kinh tế trong gia đình cũng như xã hội.

Về các biện pháp làm giảm ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn trầm cảmđa số các em cho rằng cần có người tư vấn, có người chia sẻ phù hợp, thay đổi quan điểm của mọi người nhất là cha mẹ, thầy cô để giảm sự kỳ vọng cũng như áp lực từ cha mẹ và nhà trường. Bên cạnh đó các em cũng cho rằng, cha mẹ thầy cô nên quan tâm nhiều hơn để các em chia sẻ nỗi niềm ra được cũng như đón nhận được sự thơng cảm, thấu cảm từ mọi người thân. Bạn T cho biết có thể tìm đến bác sĩ, dùng thuốc hoặc liệu pháp trị liệu để ngăn ngừa nguy cơ RLTC này. Bạn T nói rằng: nhà trường nên cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh để chúng em có thể ngăn ngừa, phát hiện cũng như cảnh báo cho người có triệu chứng về RLTC để cho họ biết. Bạn H nói nên tiếp xúc với những điều tích cực như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, có thể tìm câu nói của người nổi tiếng trong lúc đó có động lực trở lại và tốt hơn, tâm sự với bạn bè, nói chuyện với moi người, chơi thể thao, đi du lịch. Bạn D mở rộng thêm nhà trường nên có chun gia tâm lý hoặc phịng tâm lý giúp chúng em khi chúng em có những bế tắc cũng như việc nâng cao hiểu biết trầm cảm cho cha mẹ, thầy cơ để họ có hiểu biết đúng đắn định hướng cho học sinh được nhiều hơn, có dự án truyền thông để thay đổi nhận thức.

Việc tìm kiếm các nguồn trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm thì 8/10 học sinh được phỏng vấn lựa chọn chuyên gia tâm lý, bạn bè thân thiết, gia đình và

người thân là nguồn trợ giúp tốt cũng như an toàn để người bị RLTC có thể tự tin chia sẻ những khúc mắc của bản thân cho họ nghe. Có một số em cũng chọn thầy cô. Bạn T đưa thêm ý kiến là có thể. Bạn D nhấn mạnh, tìm đến chuyên gia tâm lý học lâm sàng, bác sĩ tâm thần, là nơi đáng tin cậy nhất.

Những yếu tố khiến các em thiếu hiểu biết về kiến thức rối loạn trầm cảmhầu hết các em đều cho rằng thông tin truyền thông trong trường cũng như xã hội chưa chính thức, rõ ràng về kiến thức RLTC. Ngồi ra, việc học của các em quá nhiều, khiến các em khơng có thời gian tìm hiểu những vấn đề ngoài luồng mơn học. Chính bản thân các em cũng khơng quan tâm tới vấn đề này, bạn L cho hay; ông bà, bố mẹ thường nghĩ những người trầm cảm là bị điên nên sẽ phân biệt và dạy con cháu là không nên đến gần những người đó. Ở trường chưa có nói gì đên vấn đề này cho các em cũng theo bạn L đã cho biết. Bạn D cho rằng các kênh thơng tin chưa có cái nào được cơng nhận là chính thức, chưa được chuẩn hóa, thơng tin chưa được tiếp cận đầy đủ; mọi người chưa có động lực để tìm hiểu vì họ chưa nhìn thây con số nguy hiểm cho mọi người.

Một số biện pháp các em đưa ra nhằm nâng cao khả năng nhận thức của các em về kiến thức rối loạn trầm cảm thì hầu hết các em đều đưa ra quan điểm giống nhau là nhà trường nên có phịng tâm lý, có chun gia tâm lý hoặc mời nhà tâm lý về để tuyên truyền một vài buổi về vấn đề này cho chúng em cũng như các thầy cơ trong trường. Ngồi ra, sách báo cũng nên đề cập vấn đề này nhiều hơn. Xã hội nên tuyên truyền nhiều hơn về rối loạn trầm cảm.Bạn T cho biết cần có các câu lạc bộ trong trường, tổ chức các hoạt động chơi cùng nhau, tuyên truyền bằng miệng, bản thân các em cho người thân đọc bài báo về trầm cảm để họ có thể giúp đỡ người bị trầm cảm. Bạn L cho biế nhà trường có thể lồng ghép vào các mơn học có thể giúp chúng em có cơ hội tìm hiểu về kiến thức này hơn, xã hội nên mở các hội thảo, nói về những điều cần thiết về RLTC cho mọi người. Bạn V nói cần đưa ra một tình huống cụ thể, giúp họ có động lực tìm hiểu về rối loạn trầm cảm.

Như vậy, qua phỏng vấn, có thể nói rằng, các em có nhận thức về rối loạn trầm cảm chưa đầy đủ, chưa được rõ ràng. Các em bị nhầm lẫn giữa hướng điều trị

với các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn trầm cảm và các biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về trầm cảm. về mặt nhận thức hậu quả của trầm cảm thì đa số các em đều đưa ra hậu quả nguy hiểm nhất là tự tử - mất đi tính mạng của con người, ít bạn nhận thức được rằng nó có ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình cũng như xã hội. Yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm các em đồng ý về việc áp lực học tập là yếu tố chính, ngồi ra, các em cũng khơng đưa ra thêm được nhiều những ý kiến khác nhau nữa. Những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn trầm cảm thì đa số các em cho rằng giảm áp lực học tập, tuyên truyền nhiều hơn về kiến thức rối loạn trầm cảm ở các kênh thơng tin có uy tín. Những nguồn hỗ trợ chủ yếu là bạn bè, người thân, giáo viên, chuyên gia tâm lý được các em quan tâm nhiều hơn. Điều này phần nào cho thấy các em đã có sự nhận thức tốt, có niềm tin vào khoa học hơn. Những yếu tố khiến các em thiếu hiểu biết về nguy cơ rối loạn trầm cảm thì đa số các em cho rằng việc tuyên truyền trong nhà trường còn bị hạn chế. Do đó, nhà trường cần có các cách thức, phương hướng tuyên truyền cho phù hợp, và tăng cường, đẩy mạnh những thơng tin có uy tín cho học sinh thơng qua việc mời bác sĩ chuyên về tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)