Nhận thức của học sinh THPT về rối loạn trầm cảm là các em nhận biết được các dấu hiệu của trầm cảm, những nguyên nhân – các yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm, những hậu quả của trầm cảm, những nguồn hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cho người bị rối loạn trầm cảm, một nguồn tiếp cận cho người bị rối loạn trầm cảm. Theo mơ hình nhận thức của Bloom áp dụng trong giáo dục việc đầu tiên học sinh cần nắm bắt những kiến thức về rối loạn trầm cảm nghĩa là có thể nhận ra và gọi tên những triệu chứng của rối loạn trầm cảm, những nguyên nhân, cách thức chữa trị,….của rối loạn trầm cảm. Sau khi học sinh nắm bắt được kiến thức của rối loạn trầm cảm, các em hiểu những ý nghĩa, phân loại, diễn giải được rối loạn trầm cảm ở những mức độ khác nhau. Qua đây, các em sử dụng những kiến thức và diễn giải những kiến thức đó để áp dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống của bản thân, và những người xung quanh. Cấp bậc diễn giải – phân tích ở mức độc cao hơn, cấp bậc này học sinh cần chia nhỏ các thành tố để tái cấu trúc lại những kiến thức mình nắm bắt được từ những kiến thức cũ (nền tảng) để phân biệt giữa các thành tố với nhau bằng các bảng biểu, đồ họa. Sau một loạt quá trình trên, các em tiến tới tổng hợp vấn đề, cấu trúc và sắp xếp, kết hợp và điều chỉnh những vấn đề liên quan tới trầm cảm để đưa ra những nhận xét, báo cáo. Cuối cùng theo Bloom là mức đánh giá. Mức độ nhận thức này đòi hỏi các em học sinh nhận định, phê bình
và cân nhắc những kiến thức về trầm cảm đã được học. Mức này khó nhất và cao nhất của các mức độ nhận thức. Tuy nhiên, ở một số em có năng lực cũng có thể làm được tất cả những mức độ này cho từng tiêu chí cụ thể của rối loạn trẩm cảm [110].
Theo nghiên cứu của Lawrence T. Lam chỉ cho thấy rằng học sinh ở tuổi vị thành niên có nhận thức đúng về các dấu hiệu (16.4%) và nguồn hỗ trợ (23,4%) ở mức độ thấp [66]. Một số học sinh cho rằng các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, gia đình và bạn bè là những nguồn hỗ trợ có hữu ích nhất, bên cạnh đó giáo viên, nhà xã hội học và một số người hỗ trợ cũng được xem xét là có hữu ích trong việc giúp những người bị mắc trầm cảm, những nguồn hỗ trợ khác như vitamin, thuốc cũng nhận dược nhiều điểm tích cực hơn so với bác sĩ tâm thần [70].
1.5.Các yếu tố nguy cơ và một số phƣơng pháp phòng chống trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông
1.5.1. Các yếu tố nguy cơ
Những yếu tố có nguy cơ dẫn tới trầm cảm ở học sinh trung học phổ thơng có thể là do bản thân học sinh đó có lịch sử hoặc cuộc sống hiện tại có các vấn đề về sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất kém, thiếu các kỹ năng ứng phó xã hội, đánh giá lịng tự trọng thấp kém, xuất hiện các vấn đề về hành vi, đổ vỡ các mối quan hệ về gia đình, bạn bè, thầy cô, căng thẳng trong việc học hành, lạm dụng chất gây nghiện, gia đình có lịch sử trầm cảm hoặc có người thân tự sát, áp lực học tập, thi cử,… là những yếu tố nổi trội có nguy cơ gây ra trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông [88].
Yếu tố nguy cơ cụ thể là đánh giá lòng tự trọng thấp, đánh giá về hình ảnh cơ thể một cách tiêu cực, nhận được sự hỗ trợ xã hội thấp, có cách nhận thức tiêu cực và đối phó khơng hiệu quả [84]. Ở thanh niên, nguy cơ dẫn đến sự phát triển của bệnh trầm cảm ngoài các yếu tố trên thì yếu tố có cha mẹ bị bệnh trầm cảm cũng ảnh hưởng tới con cái [36].
Ngồi các yếu tố chính trên cịn có một số những yếu tố nguy cơ không đặc hiệu như nghèo đói, tiếp xúc với bạo lực, cơ lập xã hội, ngược đãi trẻ em, và tan vỡ gia đình. Trong thực tế, giảm bớt những gánh nặng của sự nghèo đói, giảm bớt
những bạo lực, ngược đãi trẻ em và các hình thức khác của sự bất ổn trong gia đình có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm các rối loạn trầm cảm ở trẻ [88].
Ở một số thanh thiếu niên hoặc những người đang tiếp xúc với các nguy cơ trên cũng chưa chắc là phát triển các rối loạn. Trong thực tế, nhiều trẻ em có thể làm giảm khả năng phát triển của bệnh trầm cảm. [84]. Những điều sau đây có thể bảo vệ cho bệnh trầm cảm ở trẻ bao gồm sự hỗ trợ của người lớn, các mối quan hệ gia đình vững mạnh, mối quan hệ ngang mạnh mẽ, kỹ năng đối phó, và các kỹ năng trong việc điều hòa cảm xúc [84].
Một số phương pháp được quan tâm trong nghiên cứu của Booth KV và cộng sự (2008) cho thấy các yếu tố về cải cách hành chính là quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Ngoài ra mối quan hệ giữa các cá nhân, đặc biệt là các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng (khơng phải là các đồng nghiệp). Tâm trạng buồn chán hiện tại đã có cải cách tương đối cao, trong khi suy nghĩ tiêu cực có sự cải tiến rất thấp. Như vậy, các quy định kém thì cũng bị ảnh hưởng, tồn tại những cảm xúc chán nản, tuyệt vọng, và suy nghĩ về mặt nhận thức tiêu cực kèm theo những mục tiêu can thiệp tiềm năng là quan trọng [25].
1.5.2. Một số phương pháp phòng chống và hỗ trợ điều trị rối loạn trầm cảm ở học sinh trung học phổ thơng
Chương trình trường học: Một chương trình phịng chống trầm cảm phổ quát
cho nhiều người thành công được đánh giá bởi Spence và các đồng nghiệp, khi nghiên cứu 1.500 thanh thiếu niên và được thực hiện bởi các giáo viên lớp học đã được đào tạo trong chương trình lý thuyết, nội dung và kỹ thuật thực hiện trong một buổi 6 tiếng đồng hồ. Và kết quả họ thu lại được khá tốt. Như vậy, chương trình phịng ngừa có thể được cung cấp cho giáo viên, và các em học sinh có thể được tiếp nhận những cách can thiệp, phòng ngừa, những cách can thiệp này có thể mang lại những tác động ngắn hạn trong việc làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên công việc này cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng lâu dài trong việc theo dõi và những khó khăn của việc sử dụng một phương pháp tiếp cận phòng ngừa phổ quát [102],[103]. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có phịng tâm lý, các chun gia tâm
lý giúp các em khi có vấn đề khó khăn nhưng khơng biết chia sẻ cùng ai và nhà trường cũng nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kêu gọi sự tham gia của các em vào những hoạt động bổ ích này.
Ngồi ra, chương trình Penn – Resilency (PRP – Penn-Resilency Program) [40] là chương trình được đánh giá rộng rãi nhất trong các chương trình phịng chống trầm cảm cho thanh thiếu niên [39] đã được triển khai và nhắm đến các yếu tố nguy cơ về nhận thức và hành vi đối với trầm cảm ở trẻ tuổi đi học. Dựa và liệu pháp nhận thức hành vi, PRP là một chương trình học dạy cho người tham gia biết cách kết nối giữa các sự kiện cuộc sống, niềm tin của họ về những sự kiện và các hậu quả về những cảm xúc cũng như việc giải thích chúng. Ngồi ra chương trình nhận thức – hành vi kiểm tra nguy cơ trầm cảm ở trẻ vị thành niên, Clarke và cộng sự [30] đã phát triển để đối phó với những căng thẳng (CWS – Coping With Stress) nhằm giúp cho thanh thiếu niên có nguy cơ trầm cảm có thể kiểm sốt được tâm trạng tiêu cực, giải quyết mâu thuẫn phát sinh ở nhà và ở trường với các bạn bè, cũng như làm thay đổi suy nghĩ khơng tốt. Chương trình này dành cho thanh thiếu niên tuổi từ 13 – 17 tuổi và được phân phối bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần đào đạo trong một nhóm.
Căn cứ vào gia đình: Một số chương trình can thiệp phịng ngừa trầm cảm ở
trẻ em và thanh thiếu niên đã kết hợp với hệ thống gia đình như là một mục tiêu khơng thể thiếu của sự can thiệp. Trong một nghiên cứu của Compas và cộng sự [31] đánh giá hiệu quả của một gia đình khi can thiệp nhận thức hành vi nhằm ngăn chặn trầm cảm ở con cái có cha mẹ bị trầm cảm. Kết quả cho thấy rằng, chương trình can thiệp nhận thức – hành vi trong gia đình có tác động lớn đối với cha mẹ và con cái, liên quan đến các điều kiện kiểm soát các triệu chứng. Một nghiên cứu khác của Sandler [96],[97],[99],[98] cùng với nhóm cộng sự và nghiên cứu của Tein [105] cũng đã phát triển chương trình FBP – Family Bereavement Program nhằm ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần nhắm vào các mục tiêu như chất lượng của mối quan hệ chăm sóc con cái, vấn đề sức khỏe tâm thần ở người chăm sóc, tiếp xúc của cha mẹ với các sự kiện cuộc sống tiêu cực và kỷ luật phân chia thành hai nhóm, một nhóm cho cha mẹ và một nhóm cho con cái [97].Kết quả thu được là các gia đình có sự cải thiện ngay sau khi can thiệp cá nhân.