1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm
1.3.2. Các yếu tố nhân khẩu và dịch tễ học
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì hàng năm có 3 -5 % dân số thế giới - tương đương với hàng trăm triệu người mắc bệnh trầm cảm [93],[33]. Theo một nghiên cứu ở 8 cộng đồng chính tại Châu Âu và Mỹ, tỉ lệ mắc phải trầm cảm suốt đời từ 5- 17%. Tỉ lệ mới mắc hằng năm là 1,59% [19].
Tỉ lệ nữ/ nam là 2/1 Khoảng 50% bệnh nhân khởi phát ở độ tuổi 20 – 50 tuổi, cao nhất ở độ tuổi 25 – 44 tuổi [27]. Trầm cảm ở thanh niên là khá phổ biến, một năm tỷ lệ mà người bị trầm cảm chính tăng lên từ 2% trong thời thơ ấu và dao động từ 4% lên 7% ở tuổi thanh niên [32]. Theo khảo sát Quốc gia Comorbidity (NCS) thì tỷ lệ tuổi thọ của người bị trầm cảm chính ở thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 – 18 tuổi là 14% [59], và khoảng 20% thanh thiếu niên sẽ có một rối loạn trầm cảm trong khoảng thời gian ở lứa tuổi 18 [23],[24]. Tương tự như trầm cảm ở người lớn, trầm cảm vị thành niên thường là dai dẳng và theo định kỳ [23],[24],[62]. 12 % trẻ em sẽ tái phát trong vòng 1 năm, 40% sẽ tái phát trong vòng 2 năm, và 75% sẽ tái phát lần thứ 2 trong vòng 5 năm [60],[61],[69].
Những nghiên cứu gần đây, hội chứng trầm cảm ngày càng gia tăng ở những người trẻ dưới 20 tuổi, có thể liên quan đến việc lạm dụng rượu hay chất kích thích ở nhóm này. Trầm cảm xảy ra cả ở những người có mối quan hệ khép kín hay những người ly dị, ly thân. Khơng có mối liên quan rõ ràng nhưng trầm cảm thường xảy ra ở vùng nông thơn hơn thành thị. Trầm cảm thường có 1 hay nhiều rối loạn tâm thần khác đi kèm, thường là nghiện chất, rối loạn hoảng loạn, ám ảnh cưỡng chế hay ám ảnh sợ xã hội [19].