Nhận thứccủa học sinh về các yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 66 - 69)

3.1. Nhận thứccủa học sinh THPT về rối loạn trầm cảm

3.1.3. Nhận thứccủa học sinh về các yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm

Bảng 3.2. Nhận thức của HS về các yếu tố gây nên rối loạn trầm cảm.

Nội dung các yếu tố Đúng

(SL, %) (SL, %) Sai thứ bậc Điểm

Một căn bệnh mãn tính nào đó gây nên 0 (0) 560 (100) 0 Di truyền (24,3) 136 424 (75,7) 0,24 Kinh tế gia đình khó khăn. (32,3) 181 379 (67,7) 0,32 Gần đây trải nghiệm với cảm xúc tiêu cực

gặp phải trong cuộc sống (56,1) 314 246 (43,9) 0,56 Ma/ quỷ (31,1) 174 386 (68,9) 0,31 Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh (66,4) 372 188 (33,6) 0,66 Mâu thuẫn với anh chị em trong gia đình. (56,1) 314 246 (43,9) 0,56 Trong gia đình có người nào đó tự tử. (63,7) 357 203 (36,3) 0,64 Thiếu ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn (70,9) 397 163 (29,1) 0,71 Có lạm dụng tình dục, lạm dụng thuốc, các

chất gây nghiện (73,0) 409 151 (27,0) 0,73 Bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ngồi xã hội

(bất cơng, định kiến,…) (68,4) 383 177 (31,6) 0,68 Mâu thuẫn với bạn bè. (65,7) 368 192 (34,3) 0,66 Cha mẹ luôn đổ lỗi hoặc trừng phạt (81,4) 456 104 (18,6) 0,81 Cha mẹ ly dị. (82,5) 462 98 (17,5) 0,83 Có chứng rối loạn lo âu (84.5) 473 (15,5) 87 0,84 Suy nghĩ tiêu cực về bản thân / thế giới /

tương lai (88,2) 494 (11,8) 66 0,88 Giữ kín cảm xúc, xấu hổ (buồn bã, lo sợ, tức

giận,…) (89,8) 503 (10,2%) 57 0,90 Là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực (92,3) 517 43 (7,7) 0,92 Áp lực học tập hoặc công việc. (92,7) 519 41 (7,3) 0,93

Bảng 3.2 cho thấy yếu tố áp lực học tập hoặc cơng việc có tỉ lệ các em chọn cao nhất và các em cũng cho rằng đó là yếu tố gây nên rối loạn trầm cảm chiếm tỉ lệ 92,7% - 519 học sinh có sự hiểu biết đúng về yếu tố này tương đương với điểm thứ bậc là 0,93. Có 517 học sinh chiếm 92,3 % chọn đúng về các yếu tố ―Là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực‖ có điểm thứ bậc cao ở mức thứ 2 là 0,92. Yếu tố do ―Bản thân giữ kín cảm xúc, xấu hổ (buồn bã, lo sợ, tức giận,…‖ có điểm thứ bậc cao 0,90 và tỉ lệ các em hiểu biết đúng là 503 HS chiếm 89,8%. Tiếp theo là yếu tố ―Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thế giới, tương lai‖ có điểm thứ bậc là 0,88 và tỉ lệ đúng chiếm 88,2%. Yếu tố này cũng tương đồng với việc các em ghi thêm trong câu hỏi và có tới 24 em chiếm 4,3% tổng số em tham gia trả lời câu hỏi đó cho thấy rằng suy nghĩ tiêu cực về bản thân cũng là yếu tố nguy cơ cấp cao dẫn đến mắc rối loạn trầm cảm. Một số học sinh khi được hỏi về các yếu tố nguy cơ các em cũng đề cập tới yếu tố suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thế giới và tương lai, tự ti, đánh giá thấp bản thân là yếu tố quan trọng khiến các em mặc cảm tự ti về bản thân, thu rút dần và ngại giao tiếp với bạn bè.

Bên cạnh những yếu tố học sinh có tỉ lệ nhận thức đúng ra thì vẫn cịn một số các yếu tố các em nhận thức chưa đúng, cho là không bị ảnh hưởng, không phải là yếu tố gây nên rối loạn trầm cảm như: Một căn bệnh mãn tính nào đó gây nên, yếu tố này khơng có học sinh nào lựa chọn và không chiếm tỉ lệ đúng nào. Như vậy, tương đương với 560 học sinh có nhận thức sai, cho rằng yếu tố trên khơng phải là yếu tố gây nên rối loạn trầm cảm (điểm trung bình thể hiện 0). Yếu tố di truyền là yếu tố thứ 2 các em nhận thức chưa đúng cho rằng nó khơng phải là yếu tố gây nên trầm cảm. Có tới 424 học sinh đạt 75,7% nhận thức sai điểm thứ bậc của yếu tố này là 0,24. Thấp thứ 2 trong bảng các yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm. Yếu tố kinh tế gia đình cũng khơng phải là khơng ảnh hưởng tới trầm cảm. Nhiều khảo sát cho rằng yếu tố gia đình là yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm [29].Tuy nhiên ở nghiên cứu này chỉ có 181/560 học sinh có nhận thức đúng và cho rằng nó có là yếu tố gây nên trầm cảm. Tỉ lệ chọn thấp thể hiện qua điểm thứ bậc là 0,32. Những đáp án khác của học sinh cũng có vài ý kiến cho rằng, áp lực cuộc sống, áp lực học tập, bạo lực gia đình, có vấn đề về giới tính, khó khăn kinh tế, khó khăn trong việc chọn

trường và nghề, lạm dụng tình dục, thất tình, tự ti về bản thân cũng là những yếu tố gây nên rối loạn trầm cảm ở các em học sinh (Phụ lục bảng 3.2)

Như vậy, những yếu tố được liệt kê trong bảng trên, thông qua kết quả nghiên cứu đã phân tích cho thấy học sinh có nhận thức đúng về các yếu tố khách quan cao hơn so với các yếu tố chủ quan, đồng nghĩa với việc những yếu tố khách quan có nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm cao hơn so với yếu tố chủ quan. Những yếu tố khách quan như: Áp lực học tập và công việc, là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực, cha mẹ ly dị, cha mẹ luôn đổ lỗi hoặc trừng phạt con cái, lạm dụng tình dục, lạm dụng thuốc, các chất gây nghiện, bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ngồi xã hội (bất cơng, định kiến,..), kinh tế gia đình khó khăn. Những yếu tố chủ quan các em có nhận thức đúng chiếm tỉ lệ cao như: Bản thân giữ kín cảm xúc, xấu hổ (buồn bã, lo sợ, tức giận,…); suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thế giới và tương lai; bản thân có chứng rối loạn lo âu; thiếu ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn; mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Điểm lại thì những yếu tố khách quan có nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm nhiều hơn so với yếu tố chủ quan. Tuy nhiên cũng không bỏ qua được các yếu tố chủ quan.

Bảng 3.3. So sánh nhận thức của HS về các yếu tố nguy cơ gây nên RLTC Đặc điểm Đặc điểm Số HS Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị t, F p Giới Nam 202 27,75 6,07 t = 15,68 p = 0.00 Nữ 358 29,52 4,44 Lớp Lớp 10 189 28,73 4,44 F = 1,16 p = 0,31 Lớp 11 173 29,37 4,72 Lớp 12 198 28,60 6,06 Trƣờng Thái Ninh 277 27,84 5,52 t = 23,19 p = 0.00 Chuyên Thái Bình 283 29,90 4,54

So sánh nhận thức giữa các biến với nhau về các yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm cho thấy, giữa giới tính nam và nữ có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê với nhau (p < 0,05). Trong đó, giới tính nữ có nhận thức cao hơn giới tính nam (ĐTB nữ = 29,52 > 27,75 ĐTB nam).

Giữa hai trường Thái Ninh và trường Chun Thái Bình cũng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với nhau. Trong đó trường Chun Thái Bình có nhận thức cao hơn trường Thái Ninh thể hiện qua điểm trung bình (ĐTB Thái Ninh = 27,84 < 29,90 ĐTB CTB). Như vậy, giữa vùng miền có sự khác biệt ý nghĩa về tiêu chí yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm này.

Giữa các khối lớp khơng có sự khác biệt gì. Tuy nhiên nhìn vào ĐTB cho thấy khối 11 có nhận thức về tiêu chí này cao hơn (ĐTB = 29,37) so với hai khối lớp còn lại là khối 10 (ĐTB = 28,73) và khối 12 (ĐTB = 28,60).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 66 - 69)