Khái niệm về rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 30 - 32)

1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm

1.3.1. Khái niệm về rối loạn trầm cảm

Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng định nghĩa: ―Trầm cảm là trạng thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay đổi của mơi trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động của hành vi nói chung” [3].

Theo Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD - 10) và Bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM - IV) thì: ―Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện qua khí sắc trầm, buồn, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần‖.

Thơng qua phân tích, chúng tơi có thể hiểu trầm cảm như sau:

Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc được biểu hiện một cách rõ rệt qua khí sắc trầm, hành vi chậm chạp, kèm theo cảm giác mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống, chán chường, bi quan và có ý nghĩ tự sát, ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng trong cuộc sống của cá nhân.

Trầm cảm có đặc trưng: là sự thiếu hụt các kỹ năng như giải quyết vấn đề kém có xu hướng lo lắng hoặc thấy quá sức hơn là thực sự hành động; lựa chọn hoạt động kém sẽ dẫn đến thất bại trong việc nhận ra các hoạt động có hiệu quả; căng thẳng và có kỹ năng tự an ủi, giải tỏa kém; thiếu tinh thần để tham dự vào hoạt động xã hội như khơng cười, khơng biết nói chuyện với người khác; trầm cảm cịn có đặc trưng nữa là suy nghĩ tiêu cực, nhâm nha, nhai đi nhai lại một sự kiện tiêu cực, đồng thời cảm thấy vô phương hỗ trợ, thiếu kiểm soát nên thiếu bền bỉ để đương đầu.

Các loại trầm cảm

- Trầm cảm chính – là sự hiện diện nghiêm trọng các triệu chứng trong ít nhất 2 tuần

o Tâm trạng mất cân bằng trong 2 tuần

o Có ít nhất 4 triệu chứng sau (đối với trẻ em, chỉ cần 2): Tăng hoặc giảm cân, có vấn đề về giấc ngủ, tăng hoặc giảm hoạt động hơn bình thường, mất năng lượng, cảm thấy vơ ích hoặc tội lỗi, khó tập trung hoặc quyết định, có suy nghĩ tự sát hoặc cái chết.

o Các triệu chứng gây ra khó chịu và mất chức năng.

- Trầm cảm mãn tính (Dysthymic Disorder - DD) – ít nghiêm trọng nhưng kéo dài - Rối loạn trầm cảm không xếp loại (Depressicer Disorder NOS) – mất cân bằng về cảm xúc nhưng khơng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đốn trầm cảm chính hay DD.

Trong nghiên cứu này, chúng tơi chỉ tập trung vào tìm hiểu rối loạn trầm cảm chủ yếu hay cịn gọi là trầm cảm chính.

Từ những lý luận về nhận thức và khái niệm về rối loạn trầm cảm, chúng tôi đưa ra khái niệm nhận thức về rối loạn trầm cảm như sau:

Khái niệm về nhận thức rối loạn trầm cảm là ―Khả năng hiểu biết về các vấn

đề liên quan đến rối loạn trầm cảm như các biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị, tìm kiếm nguồn trợ giúp,…cũng như khả năng vận dụng từ những hiểu biết đó trong việc phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm‖.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)