Mối liên hệ giữa nhận thức và các hiện tượng tâm lý khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 29 - 30)

1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức

1.2.3. Mối liên hệ giữa nhận thức và các hiện tượng tâm lý khác

1.2.3.1. Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm

Nhận thức và xúc cảm, tình cảm có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, khơng thể tách rời nhau. Nhận thức làm nền tảng cho xúc cảm, tình cảm, định hướng cho đời sống tình cảm của con người. Nhờ có nhận thức mà con người xác định được mối quan hệ sự vật, hiện tượng với nhu cầu của bản thân để nảy sinh những rung động tương ứng. Nhận thức càng sâu sắc sẽ giúp đời sống tình cảm

Sáng tạo Đánh giá Phân tích Áp dụng Hiểu ý nghĩa Ghi nhớ Đánh giá Tổng hợp Phân tích Vận dụng Lĩnh hội Kiến thức

càng ổn định hơn. Ngược lại, tình cảm lại ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức, nó có thể là động lực cho con người vươn đến những tìm tịi, khám phá nhưng cũng có thể khiến nhận thức con người bị sai lệch, mù quáng khi cường độ xúc cảm, tình cảm quá mạnh. Do đó, mỗi khi ra quyết định nào đó con người ngồi phân tích những thiệt – hơn, được – mất, cịn tính đến yếu tố ấy mang ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mình. Chính sự kết hợp hài hịa giữa nhận thức và đời sống tình cảm sẽ tạo ra những con người cân bằng, ngược lại, có thể tạo nên những người sống rất lý trí, cứng nhắc, nguyên tắc hoặc những người ủy mị yếu đuối [6].

1.2.3.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi

Giữa nhận thức và hành vi thì nhận thức có vai trị quan trọng trong việc giúp cá nhân hình thành thái độ, động lực để tiến tới hành vi của con người. Nhận thức là cái đầu tiên, tiếp nhận mọi thông tin, xử lý thông tin qua hệ thống não bộ, là sự định hướng và sự điều chỉnh hành vi của cá nhân cho phù hợp với các tình huống, văn cảnh diễn ra trong hoạt động thực tiễn. Giữa nhận thức và hành vi có sự tác động qua lại lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ cho nhau. Thơng thường, khi con người nhận thức đúng về một vấn đề nào đó trong thế giới khách quan, thì nó sẽ định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy hành động của con người theo hướng tích cực phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Hành vi của con người cũng phản ánh ngược lại nhận thức. Từ kết quả của hành vi, con người biết đâu là đúng, đâu là sai, hiệu quả của hoạt động bản thân vừa làm tới đâu,... và như vậy, hành vi tác động ngược lại nhận thức, để từ đó, giúp con người định hướng lại, cải tiến cao hơn cho phù hợp với những hoạt động, chức năng cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)