Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 35 - 37)

1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm

1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

1.3.4.1. Nguyên nhân liên quan tới yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân đầu tiên được quan tâm, có ảnh hưởng tới việc hình thành và gây nên rối loạn trầm cảm. Tỉ lệ bệnh ở nhóm sinh đơi cùng trứng là 65% đến 75%, trong khi sinh đôi khác trứng là 14% đến 19% [29]. Ngoài ra, McGuffin và cs. (1996) đã phát hiện ra trong nghiên cứu của ơng có 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị trầm cảm, trong khi ở các cặp sinh đơi có khác trứng, tỉ lệ này là 20%. Tương tự, Wender và cs. (1986) đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Thứ hai là nhóm con ni. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thơng tin về tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị trầm cảm. Khi đem so sánh tỉ lệ trầm cảm giữa hai nhóm, thấy rằng ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần, so với

họ hàng ruột của chính những người con ni này. Kết quả cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ trầm cảm nhẹ. Ngoài ra một khảo sát khác về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cũng do yếu tố di truyền, cha mẹ hoặc ông bà đã từng bị trầm cảm (47%) thì cũng di truyền sang con [83]

1.3.4.2. Nguyên nhân liên quan tới cơ chế sinh học

Các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine (giảm trong trầm cảm) và serotonin (sự chuyển hóa của serotonin trong dịch não tủy giảm có thể thúc đẩy q trình trầm cảm và dopamine (tăng trong hưng cảm và giảm trong trầm cảm)) đều được coi là nguyên nhân gây nên trầm cảm. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một quan niệm khí sắc là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Hoặc có thể là sự tương tác giữa chất này với các cơ quan chức năng khác của não bộ để gây nên hậu quả này. Ví dụ, Rampello và cs. (2000) đã giải thích rằng khí sắc là kết quả của sự không cân bằng giữa một số chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm serotonin và norepinephrine, dopamine và acetylcholine. Có thể là serotonin đóng vai trị q lớn trong việc kiểm sốt các cơ quan khác nhau của não, và sự suy giảm chất này đã phá vỡ hoạt động trong các cơ quan này, dẫn đến trầm cảm. Khu vực não có liên quan chủ yếu đến trầm cảm là hệ viền. Độ quan tâm thích đáng của mỗi lĩnh vực, trước khi một giai đoạn trầm cảm diễn ra. Dopamine có liên quan với triệu chứng trầm cảm ở cả cá nhân mạnh khỏe và cá nhân bị trầm cảm khi ông và cộng sự kiểm tra các hiệu ứng kết hợp của năm đa hình liên quan đến dopamine và triệu chứng mức độ trầm cảm. Họ sử dụng một phương pháp tiếp cận điểm nguy cơ di truyền trong đó tóm tắt các tác động của nhiều đa hình trong hệ thống sinh học tương tự. Điểm số nguy cơ di truyền được sử dụng trong nghiên cứu này biến thể di truyền trong một số khía cạnh của hệ thống dopamine ràng buộc. Kết quả cho thấy số điểm nguy cơ di truyền đã được kết hợp với triệu chứng trầm cảm (β = -0,80, p = 0,003), với điểm số nguy cơ di truyền dopamine thấp (chỉ dẫn truyền thần kinh dopamicnergic thấp hơn) dự đoán mức độ cao hơn của bệnh trầm cảm [63].

Một số yếu tố nội tiết cũng được đề cập ảnh hưởng đến trầm cảm như: Trực tuyến thượng thận và trực tuyến giáp. Mối liên quan đến việc tăng tiết cortisol và

trầm cảm được ghi nhận khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm có cortisol khơng giảm khi được tiêm với một liều Dexamethasone. Bên cạnh đó người ta thấy rối loạn tuyến giáp có liên quan đến cảm xúc vì giảm phóng thích Thyroid stimulating hormone sau khi tiêm Thyroid stimulating hormone.

1.3.4.3. Nguyên nhân liên quan tới tâm lý

Các yếu tố tâm lý như stress, sự kiện chấn thương tâm lý, ly hôn, ly thân từ vợ hoặc chồng với các con số như sau: ly dị hay ly thân (84%), đau khổ trước người thân trong gia đình hoặc người bạn thân (82%). Các yếu tố bắt nguồn từ mỗi cá nhân như các vấn đề chưa được giải quyết ở thời thơ ấu (73%), những nét tâm lý căng thẳng (66%). [83]. Trầm cảm do cá nhân thiếu kỹ năng sống quan trọng trong việc ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình được thể hiện thơng qua cảm xúc, giải quyết vấn đề, việc bảo vệ bản thân,… Ngoài nhân cách dạng ám ảnh, đánh giá về giá trị bản thân thấp, những suy nghĩ sai lệch cũng như nhai đi nhai lại về vấn đề nào đó, cũng là yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm.

1.3.4.4. Nguyên nhân thuộc về yếu tố xã hội

Nhiều nhà nghiên cứu lâm sàng cho rằng, những đứa trẻ từng trải qua các sang chấn tâm lý như: thiên tai, tai nạn, kinh tế gia đình khó khăn, mất người thân, cha hoặc mẹ bạo lực, hiếp dâm,… tác động đến cơ thể và về mặt nhận thức của trẻ khiến các yếu tố sinh học trong não bị biến đổi, từ đó dẫn đến thay đổi các chức năng của não bộ [29]. Nhiều cá nhân thuộc các dân tộc ít người gặp phải tình trạng kinh tế bất lợi, họ phải đấu tranh với định kiến và sự hòa nhập với dân tộc chiếm số đơng, điều này có thể gây nên stress. Ngồi ra nghiên cứu của Guo X, et al (2014) cho rằng chè, đồ uống ngọt, cà phê và là đồ uống khơng cịn tiệu thụ nhiều nhất và có thể có những hậu quả sức khỏe quan trọng, và cũng là yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm [42]. Ngoài ra việc hút thuốc và uống rượu cũng là yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn trầm cảm [71]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)