Hậu quả của rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 37 - 39)

1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm

1.3.5. Hậu quả của rối loạn trầm cảm

Theo một khảo sát khác năm 2004 khi nghiên cứu về tổn thất kinh tế của trầm cảm và chính sách hồn trả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đưa ra kết

quả như sau: Tính tổng chi phí của bệnh trầm cảm ở Úc năm 1997 – 1998 đã được ước tính là 1,8 tỉ $ (22% chi phí trực tiếp), năm 1994 ở Đài Loan là 1,4 tỷ $ (25% chi phí trực tiếp). Trong những năm 2000, người ta ước tính rằng, trầm cảm đơn cực chiếm 14,2 triệu DALYs ở Trung Quốc và 22,7 triệu DALYs cho tất cả các nước Châu Á Thái Bình Dương khác. Phần lớn các hệ thống chăm sóc sức khỏe Châu Á Thái Bình Dương có bảo hiểm rộng, nhưng không quy định cụ thể đối với bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, lịch trình lệ phí tổng thể tương đối thấp, giảm bớt các rào cản tài chính cho điều trị ngoại trú của bệnh trầm cảm [106].

Thống kê khác ở Thụy Điển mức chi phí cho trầm cảm tăng lên trong tổng số 1,7 tỷ euro trong năm 1997 đến 3.5 tỷ euro năm 2005, như vậy mức độ tăng gấp đôi gánh nặng của trầm cảm cho xã hơi. Lý do chính cho sự gia tăng chi phí được tìm thấy trong sự gia tăng đáng kể chi phí gián tiếp do nghỉ ốm và nghỉ hưu sớm trong suốt thập kỷ qua, trong khi chi phí trực tiếp là tương đối ổn định qua các năm. Trong năm 2005, chi phí gián tiếp ước tính 3 tỷ euro (86% tổng chi phí) và chi phí trực tiếp 500 triệu euro (16%). Chi phí thuốc ước đạt 100 triệu euro (khoảng 3% tổng chi phí) [100].

Nghiên cứu của Sobocki và cộng sự (2006) ở Châu Âu về chi phí của bệnh trầm cảm đã đưa ra kết quả trong 28 quốc gia với dân số 466 triệu người, thì ít nhất 21 triệu người bị ảnh hưởng bệnh trầm cảm. Tổng chi phí hàng năm của bệnh trầm cảm ở Châu Âu ước đạt 118 tỷ Euro trong năm 2004, tương ứng với chi phí 253 Euro cho mỗi người dân. Chi phí trực tiếp cho một bệnh nhân đạt 42 tỷ USD, bao gồm chăm sóc bệnh nhân ngoại trú (22 tỷ Euro), chi phí thuốc (9 tỷ Euro) và nhập viện (10 tỷ Euro). Chi phí gián tiếp do bệnh tật và tử vong được ước tính khoảng 76 tỷ Euro. Các chi phí của bệnh trầm cảm tương ứng với 1 % của tổng số nền kinh tế Châu Âu (GDP) [101].

Bên cạnh đó, trầm cảm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn tại nhà và nơi làm việc cũng như khiến hiệu quả lao động thấp, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tăng các chi phí trả bảo hiểm. [80].

Trầm cảm tiền dậy thì kết hợp với nguy cơ rối loạn lưỡng cực và trầm cảm cả đời. Trầm cảm chính khiến trẻ có nguy cơ vấn đề xã hội, nghiện ma túy, các rối loạn kép. Hậu quả của trầm cảm còn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công việc, các mối quan hệ trong xã hội và các hoạt động chức năng trong cuộc sống của con người.

Như vậy, nếu không điều trị, trầm cảm sẽ là một loại rối loạn trả giá rất lớn trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với mức chi phí gián tiếp chiếm một tỷ lệ đáng kể. Do đó, điều trị trầm cảm nên là một vấn đề trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách để tránh những hậu quả tiêu cực như phải chi phí lớn. Để thúc đẩy vấn đề này, sự thiếu thông tin cụ thể về dịch tễ học của rối loạn trầm cảm, cũng như việc sử dụng dịch vụ và chi phí thì cần phải giải quyết. [106]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)