Một số đặc điểm tâm – sinh lý ở học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 48 - 51)

1.6.1. Đặc điểm sinh lý

Tuổi học sinh THPT hay người lớn vẫn hay gọi là lứa tuổi đầu thanh niên, là giai đoạn từ 15 đến 18 tuổi. Về cơ bản, lứa tuổi này đang trong thời kỳ phát triển và hướng tới sự hoàn thiện như người lớn.

Lứa tuổi PTHT là lứa tuổi trưởng thành về mặt cơ thể. Đây là thời kì phát triển êm ả về mặt thể chất. Sự phát triển của hệ xương được hoàn thiện. Nhịp độ tăng trưởng ở thời điểm này về chiều cao và trọng lượng đã dần được chậm lại. Cơ bắp tiếp tục phát triển.Sự phát triển của hệ tim mạch ở lứa tuổi này hoạt động bình thường. Hệ tuần hồn hoạt động nhịp nhàng. Các em ở lứa tuổi này có sự thay đổi và phát triển về hệ thần kinh. Đa số các em đã trải qua thời kì phát dục. Ở các em cơ quan sinh dục đã phát triển và hoàn thiện. Ở các em gái, ngực phát triển, buồng trứng hoạt động, các em đã có kinh nguyệt. Các em trai mọc ria mép, dương vật và tinh hồn phát triển về kích thước, các em đã có thể thực hiện chức năng sinh sản, biểu hiện ở hiện tượng xuất tinh. Như vậy, lứa tuổi HS THPT các em có cơ thể phát triển tương đối hoàn thiện và cân đối. [12].

1.6.2. Đặc điểm tâm lý

1.6.2.1. Đặc điểm nhận thức

Đặc điểm nhận thức nổi bật của lứa tuổi này là tính chủ định được phát triển mạnh mẽ trong tất cả các quá trình nhận thức

Tri giác: Lứa tuổi này là tri giác có mục đích, có suy xét và có hệ thống. Tri

giác nhạy cảm nhất là tri giác nhìn và nghe, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan cảm giác

Trí nhớ: Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, có thuật nhớ và phương

pháp ghi nhớ riêng. Ghi nhớ tạo nên tính logic, tính hệ thống trong nhận thức của thanh niên học sinh. Ở lứa tuổi này các loại trí nhớ phát triển mạnh như: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ ngơn ngữ, trí nhớ số học, trí nhớ vận động, trí nhớ logic,…[13, tr 102].

Chú ý: Chú ý có chủ định được tăng lên. Chú ý của các em chịu sự chi phối

của thái độ và hứng thú của các em đối với đối tượng của sự chú ý. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý được phát triển hồn thiện một cách rõ rệt.Các em có thể tập trung tâm trí của mình để nghe, nhìn, viết, suy nghĩ một vấn đề nào đó.

Tư duy: hoạt động tư duy của các em tích cực và độc lập hơn so với lứa tuổi

trước. Các em có những khả năng tư duy lí luận và tư duy trừu tượng khá tốt. Tư duy có tính nhất qn hơn, chặt chẽ và có căn cứ hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển hơn ở lứa tuổi này. Bên cạnh đó, Tư duy hình tượng và tư duy hành động vẫn đang phát triển và có vai trị hỗ trợ cho tư duy trừu tượng trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học, rèn luyện các kỹ năng học tập [12]

Nhìn chung nhận thức của học sinh THPT đã có bước phát triển đáng kể và chúng vẫn cịn tiếp tục hồn thiện trong q trình học tập và rèn luyện của cá nhân. Nhận thức của các em khơng cịn mang tính hời hợt, hình thức bên ngồi mà đã bắt đầu tìm hiểu, khám phá quy luật những đặc điểm bản chất của đối tượng song đôi khi làm quá không như ý muốn của các em.

1.6.2.2. Một số nét nhân cách đặc trưng a. Sự phát triển của tự ý thức

Học sinh trung học phổ thơng đang dần hồn thiện về nhân cách, do đó sự tự ý thức trong mọi họat động và cuộc sống là đặc điểm nổi bật. Ở mỗi địa vị, vị thế khách nhau trong cuộc sống, trường học, hoặc trong các mối quan hệ xung quanh các em có thể tự ý thức về những đặc điểm nhân cách của bản thân trước cộng đồng, trước mọi hoạt động, sự vật hoặc sự việc xảy đến và với cả bản thân.

Các em không chỉ ý thức được cái tơi hiện tại mà cịn nhận thức vị trí của mình trong xã hội cũng như trong tương lai. Ngồi việc các em so sánh bản thân mình trong hiện tại với lí tưởng sống đã chọn mà các em cịn so sánh mình với những hình mẫu mà mình theo đuổi đồng thời có xu hướng đánh giá quá cao hoặc q thấp bản thân mình.

Các em có sự quan tâm đặc biệt đến đời sống tâm lí riêng, quan tâm đến cơ thể của mình. Các em đã dành khơng ít thời gian để trau chuốt ngoại hình, coi đó là một giá trị cá nhân quan trọng. Ngồi ra, các em có đánh giá về những phẩm chất và giới tính của bản thân mình.

b. Sự hình thành thế giới quan

Việc hình thành thế giới quan được hình thành ở lứa tuổi HS THPT. Các em đã xây dựng hệ thống quan điểm cá nhân dựa trên những điều kiện về mặt trí tuệ, xã hội. Sự hình thành thế giới quan của các em cịn thể hiện ở mặt nội dung. Các em

quan tâm nhiều đến những vấn đề liên quan tới con người, vai trò của con người trong xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, đặc biệt là mối quan hệ con người trong gia đình và trong quan hệ tình yêu, ý nghĩa cuộc sống.

c. Lý tưởng sống

Thanh niên học sinh là lứa tuổi đang tìm kiếm, lựa chọn và xây dựng lí tưởng sống. Q trình hình thành lý tưởng sống có liên quan tới các q trình nhận thức, sự hình thành quan điểm sống, sự phát triển tình cảm. Lý tưởng sống sẽ quyết định nhân cách của các em.

d. Nhu cầu

Ở lứa tuổi của các em nhu cầu tơn trọng, bình đẳng trong giao tiếp là quan trọng và phổ biến. Nhu cầu chứng tỏ bản thân, khẳng định bản thân của các em càng lớn thông qua các hoạt động ở trường, ở nhà, và ở ngoài xã hội.

e. Đời sống tình cảm Tình cảm gia đình

Lứa tuổi THPT có tình cảm đặc biệt với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Nới rộng mối quan hệ của mình với nhiều thành phần khác nhau trong gia đình. Bên cạnh đó các em có ý thức về vai trị và trách nhiệm của mình với gia đình. Các em cũng đã cởi mở, thẳng thắn trong giao tiếp với cha mẹ, chủ động xây dựng tình cảm với cha mẹ chứ khơng thụ động đón nhận tình cảm từ cha mẹ dành cho mình.

Tình bạn

Ở lứa tuổi này nhu cầu về tình bạn có sự thay đổi và tăng lên rõ rệt. Tình bạn ở các em rất sâu sắc và các em đều coi tình bạn là quan trọng nhất của con người. Tình bạn của lứa tuổi này rất bền vững và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời. Các em có thể tâm sự với các bạn những điều bí mật mà không thể tâm sự với ai khác, kể cả cha mẹ. Lứa tuổi này các em chịu ảnh hưởng từ bạn bè rất lớn.

Tình yêu

Cùng với sự phát triển và hoàn thiện về cơ thể như người lớn, sự mở rộng phạm vi giao tiếp trong các mối quan hệ ngoài xã hội, sự gia tăng tính độc lập và tính người lớn trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô,… các em đã nảy sinh nhu cầu được yêu đương trong lứa tuổi THPT. ―Tình cảm yêu đương của các em ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, thầm kín, nhưng cũng dễ vỡ‖ [13, tr107].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)