Nguồn thông tin học sinh sử dụng để nâng cao hiểu biết về rối loạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 78 - 79)

3.1. Nhận thứccủa học sinh THPT về rối loạn trầm cảm

3.1.7. Nguồn thông tin học sinh sử dụng để nâng cao hiểu biết về rối loạn

Bảng 3.9. Nguồn thông tin HS sử dụng để nâng cao hiểu biết về RLTC

Nguồn thông tin ĐTB ĐLC

Internet 1,40 0,62 Tivi, đài 1,20 0,56 Sách, báo 1,12 0,65 Gia đình 0,95 0,79 Bạn bè 0,94 0,76 Bác sĩ 0,87 0,75

Thầy, cô giáo 0,81 0,66

Hoạt động ngoại khóa 0,81 0,72

Chuyên gia tâm lý 0,80 0,84

Chương trình học tập trên lớp 0,68 0,70 Những người đã từng bị trầm cảm 0,66 0,75

Qua số liệu bảng trên cho thấy HS hầu như hiểu biết chưa tốt về RLTC bởi các em rất ít, hoặc hiếm khi tìm hiểu về kiến thức về RLTC. Mà các em có hiểu biết về RLTC thì chỉ tìm hiểu trên Internet là chủ yếu (ĐTB = 1,40, ĐLC 0,62). Nghiên cứu của Jane M. Burn Ph. D, et al đưa ra kết quả có tới hơn 90% người tham gia nghiên cứu là đối tượng tuổi từ 16-25 tuổi sử dụng internet để tìm kiếm nguồn trợ giúp và giảm các kỳ thị trong xã hội [49]. Tiếp đến là các em tìm hiểu qua Tivi, đài có ĐTB = 1,20 và sách, báo với ĐTB = 1,12. Đây là ba nguồn thông tin mà các em thường xuyên tiếp cận nhất và tự tìm hiểu về kiến thức trầm cảm cho bản thân. Bên cạnh đó, một số nguồn thơng tin uy tín và đảm bảo về các kiến thức như từ chuyên gia tâm lý (0,80); từ kinh nghiệm của những người đã từng bị trầm cảm, từ bác sĩ, từ thầy cô giáo, từ các chương trình ngoại khóa, chương trình học tập trên lớp,… thì các em rất ít, hoặc hiếm khi mới tìm hiểu (số liệu bảng trên). Ngồi ra một số em cịn cho rằng, tìm hiểu qua phim, qua những người đã từng mắc RLTC, tình nguyện viên, và người yêu.

Như vậy, có thể nói rằng các nguồn thơng tin chính yếu, có hiệu quả cao và chính xác thì các em rất ít khi tìm hiểu, hoặc khơng bao giờ tìm đến như các chuyên gia tâm lý, từ các chương trình hoạt động trong trường, trên các công nghệ thông tin đại chúng được nhà nước ấn định và phát hành mà các em chủ yếu tự mình tìm hiểu qua Internet, sách báo,… những thơng tin này độ chính xác khơng cao và điều này sẽ làm cho các em tiếp cận và hiểu về trầm cảm có thể bị sai lệch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 78 - 79)