Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 94)

Qua quá trình nghiên cứu trên, số liệu đã phân tích cho thấy tỉ lệ học sinh có nhận thức đúng ở một số triệu chứng cịn thấp. Có 13 triệu chứng nhưng các triệu chứng được học sinh nhận thức với tỉ lệ đúng cao đạt từ 50% trở lên thì chỉ có 4 triệu chứng, cịn lại 9 triệu chứng học sinh nhận thức sai.Tỉ lệ học sinh có nhận thức sai nhiều hơn là tỉ lệ học sinh có nhận thức đúng về các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Số liệu trên chứng minh được rằng, học sinh nhận thức về các triệu chứng của rối loạn trầm cảm chưa tốt. Như vậy, về cơ bản học sinh chỉ chưa nắm được những triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Điều này là một mối nguy cơ lớn cho chính bản thân các em và xã hội.

Về hướng điều trị rối loạn trầm cảm, học sinh cho tỉ lệ nhận thức đúng cao ở các hướng điều trị sau: trị liệu nhận thức hành vi cũng có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm cho người bị trầm cảm từ mức nhẹ tới mức trung bình; thuốc chống trầm

cảm thường hiệu quả ngay lập tức và hầu hết mọi người bị trầm cảm đều phải đến bệnh viện. Còn lại là tỉ lệ đúng nhỏ hơn 50%. Tỉ lệ học sinh chọn sai theo đáp án và khơng biết cịn rất nhiều. Học sinh có nhận thức về hướng điều trị chưa tốt, còn bị hạn chế. Như vậy, học sinh về bản chất chưa nắm được các hướng điều trị rối loạn trầm cảm để các em có thể vận dụng vào trong cuộc sống, cho chính bản thân các em cũng như người thân xung quanh.

Học sinh có nhận thức về các yếu tố khách quan cao hơn các yếu tố chủ quan. Những yếu tố khách quan các em nhận thức có tỉ lệ đúng cao như: Áp lực học tập và công việc, là nạn nhân hoặc nhân chứng của chứng bạo lực, cha mẹ ly dị, cha mẹ luôn đổ lỗi hoặc trừng phạt con cái, lạm dụng tình dục, lạm dụng thuốc, các chất gây nghiện, bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ngồi xã hội (bất cơng, định kiến,..) kinh tế gia đình khó khăn là những yếu tố được các em nhận thức đạt tỉ lệ ở mức độ cao. Những yếu tố chủ quan các em có nhận thức chiếm tỉ lệ cao như: Bản thân giữ kín cảm xúc, xấu hổ (buồn bã, lo sợ, tức giận,…); suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thế giới và tương lai, bản thân có chứng rối loạn lo âu, thiếu ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn; mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Đa số học sinh có nhận thức với tỉ lệ đúng ở mức độ cao (>50%) theo số liệu đã phân tích. Do đó, có thể nói rằng, các em có nhận thức khá tốt về các nguyên nhân/ yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng học sinh nhỏ chưa nhận thức được vấn đề này.

Phần đa học sinh có nhận thức về hậu quả của rối loạn trầm cảm đạt mức tỉ lệ cao. Những hậu quả các em có nhận thức tốt như: Thu mình, kém thích nghi trong các mối quan hệ giao tiếp; suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hiện tại; suy nghĩ tiêu cực về bản thân và suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ. Mất định hướng cho tương lai; giảm hứng thú trong học tập dẫn tới học tập sa sút; ý nghĩ tự sát hoặc mưu toan tự sát; gây thương tích cho bản thân; tổn thất kinh tế trong gia đình và xã hội tồn cầu; dễ xảy ra các mâu thuẫn trong mối quan hệ; dễ sa đà vào nghiện các chất như rượu, ma túy. Nhìn chung các em có nhận thức với tỉ lệ cao về các hậu quả của rối loạn trầm cảm (tỉ lệ đều >50%). Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn cịn số lượng khơng nhỏ học sinh có nhận thức chưa đúng về vấn đề này. Đây là điều đáng lo ngại cho nhà giáo

dục. Có thể việc tuyển truyền về kiến thức trầm cảm còn bị hạn chế trên mặt bằng chung xã hội, dẫn tới các em chưa có sự hiểu biết nhiều về hậu quả, mặc dù hậu quả của rối loạn trầm cảm rất nặng nề, có thể dẫn tới tự tử.

Số liệu thống kê đã phân tích, đa số học sinh đều cho rằng, những biện pháp được đưa ra đều có hữu ích đối với việc phịng ngừa nguy cơ rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên các biện pháp khách quan liên quan tới gia đình, nhà trường và xã hội được các em đánh giá với tỉ lệ cao hơn so với các biện pháp chủ quan ở một số nội dung được đưa ra. Có rất nhiều biện pháp chủ quan cũng được các em quan tâm và cho rằng rất có hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm. Bên cạnh tỉ lệ cao đó, vẫn cịn có những học sinh cho rằng những biện pháp trên là khơng hữu ích cho việc ngăn ngừa nguy cơ rối loạn trầm cảm. Một số biện pháp chủ quan được các em quan tâm như: Tích cực tham gia kỹ năng sống, giá trị sống; Tâm sự với người nào đó mà bạn tin tưởng; Chủ động tham gia các buổi chuyên đề của các chuyên viên tâm lý ở trong trường và ngồi xã hội (nếu có); Tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, các câu lạc bộ,… bạn cảm thấy thoải mái; Học sinh biết cân bằng việc học và việc chơi; Học sinh biết suy nghĩ tích cực trong các sự việc; Học sinh biết đánh giá về giá trị bản thân ở chiều hướng tích cực;… Biện pháp khách quan được các em quan tâm là: Nhà trường hoặc các tổ chức xã hội tuyên truyền về bệnh trầm cảm cho tất cả mọi người; Xây dựng môi trường giáo dục tích cực trong gia đình, nhà trường, và các tổ chức xã hội;... Có thể nói rằng, học sinh có nhận thức về các biện pháp khách quan tốt hơn các yếu tố chủ quan, hoặc các em còn chưa thực sự coi đây là vấn đề quan trọng cấp thiết cho nên các em lựa chọn những biện pháp khách quan cao hơn chủ quan tương đương với những yếu tố chủ quan và khách quan ở trên.

Học sinh nhận thức về việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ khi mắc trầm cảm thì phần đa các em đã chọn chuyên gia tâm lý, cha mẹ và người thân, bạn bè, không lựa chọn về các cha/ thầy tu/ sư chùa là những người trợ giúp thích hợp nhất trong việc giải quyết cho những người mắc rối loạn trầm cảm. Còn lại các nguồn trợ giúp như bác

giá cao tuy nhiên không cao bằng các yếu tố liệt kê trên. Bên cạnh đó cịn có những học sinh không/ chưa nhận thức đúng được người hỗ trợ. Có thể các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà chuyên môn hiếm khi hoặc không bao giờ xuất hiện trong trường hoặc trên các kênh truyền thông như đài, ti vi để tuyên truyền về những vấn đề này, nhất là các tỉnh lẻ vùng miền quê cho nên đây cũng là mặt hạn chế để các em có thể tìm kiếm hoặc tìm hiểu nguồn trợ giúp đắc lực nhất.

Những nguồn thơng tin các em tìm kiếm để nâng cao hiểu biết của bản thân về rối loạn trầm cảm đa số các em lựa chọn internet là nguồn chính, có rất nhiều học sinh lựa chọn kênh thơng tin này. Điều này có thể nói rằng, các mơn ngoại khóa nhưng khơng kém phần quan trọng như việc tìm hiểu về các kiến thức về sức khẻo tâm thần trong đó đề cao rối loạn trầm cảm, vì nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của con người nhưng không được nhà trường, nhà giáo dục quan tâm tuyên truyền trong trường, hoặc trong các buổi ngoại khóa của trường về vấn đề này, cho nên đa số các em tự tìm hiểu khi lướt facebook, khi lướt web, hoặc có người thân, người quen bị mới biết, thậm chí có em cịn cho rằng, em khơng biết là gì chỉ biết họ như thế là họ bị điên. Các nhà chuyên môn ở các tỉnh lẻ thì lại càng ít. Cho nên, việc tìm hiểu vấn đề này của các em từ các nhà chuyên môn lại càng hạn chế.

Những yếu tố khiến cho các em thiếu hiểu biết về về rối loạn trầm cảm đa số các em lựa chọn nhóm yếu tố liên quan tới truyền thơng trong nhà trường và xã hội. Những định kiến của xã hội cũng làm cho các em có cái nhìn và thái độ chưa tốt về lĩnh vực này. Ngồi ra, các em cũng có quan tâm đến nhóm yếu tố liên quan tới gia đình, cha mẹ và chính bản thân các em. Tuy nhiên không được ưa chuộng bằng những nhóm yếu tố kia. Điều này, các em phần nào đã đề cao được các nhóm yếu tố có thể tạo cho các em động lực tìm kiếm và nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề này.

Giữa học sinh nam và học sinh nữ ln có sự khác biệt nhau trong các nội dung nghiên cứu về nhận thức rối loạn trầm cảm. Giữa hai trường vùng quê và thành phố có sự khác biệt với nhau khi so sánh kết quả nhận thức chung vấn đề nghiên cứu này. Điều này cho thấy, học sinh ở trường Chun Thái Bình có nhận thức tốt hơn học sinh ở trường Thái Ninh. Có thể nói rằng, các em ở trường CTB có

điều kiện tốt hơn về mọi mặt so với miền quê của tỉnh. Giữa các lứa tuổi – khối lớp khơng có sự khác biệt gì. Như vậy, tuổi càng cao thì việc nhận thức của các em học sinh cũng khơng có gì khác biệt, hoặc nói cách khác là khơng hơn những em học sinh ít tuổi hơn về lĩnh vực nghiên cứu rối loạn trầm cảm này. Điều này, có thể cho rằng, học sinh lớp 12 đang tập trung trong cho việc học của bản thân để các em có thể đạt được ước mơ của mình là đậu vào một trường đại học nào đó có danh tiếng ở miền bắc này cho nên các em khơng có thời gian nhiều để tìm hiểu về các mơn học ngồi luồng, hoặc kiến thức trầm cảm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cơ sở lý luận về RLTC được xây dựng từ các cơng trình nghiên cứu lý luận nước ngồi là chủ yếu. Các thang đo, những trắc nghiệm khảo sát về nhận thức rối loạn trầm cảm được chuẩn hóa quốc tế, nhưng việc thích ứng để vận dụng vào Việt Nam cịn hạn chế, khó khăn. Đặc biệt là khi giải thích cho phù hợp với ngơn ngữ của người Việt…..

Nhận thức của học sinh về các triệu chứng của rối loạn trầm cảm còn thấp. Tỉ lệ sai và không biết ở các triệu chứng đưa ra chiếm nhiều hơn so với tỉ lệ đúng.

Nhận thức của học sinh về hướng điều trị rối loạn trầm cảm cịn có sự sai lệch. Ở hướng điều trị như tham vấn có hiệu quả như trị liệu nhận thức hành vi cho người bị trầm cảm có tới 94,1% học sinh cho là sai và không biết. Các em cho rằng không hiệu quả.

Về các yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm, nhìn chung các em nhận thức ở mức độ khá. Số liệu thống kê về khả năng nhận thức của các em đa số đạt tỉ lệ lớn hơn 50%. Giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan gây nên rối loạn trầm cảm, các em có nhận thức đúng về các yếu tố khách quan cao hơn yếu tố chủ quan.

Học sinh có nhận thức đúng cao về hậu quả của rối loạn trầm cảm. Bên cạnh đó vẫn cịn một số lượng nhỏ học sinh có nhận thức chưa đúng về hậu quả của nó.

Về những biện pháp phòng ngừa nguy cơ rối loạn trầm cảm được các em học sinh đánh gia cao. Biện pháp khách quan liên quan tới gia đình, nhà trường và xã hội được các em quan tâm nhiều hơn và đánh giá cao hơn là biện pháp chủ quan từ học sinh. Khi hỏi thêm về các ý kiến đề xuất giúp các em phòng ngừa nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm các em cũng đưa ra quan điểm cá nhân của mình nhưng hướng về các biện pháp khách quan nhiều hơn.

Tìm kiếm nguồn trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm các em có nhận thức đúng cao nhất ở chuyên gia tâm lý có tới 528/560 học sinh cho rằng chuyên gia tâm lý có hữu ích trong việc trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm đạt 96,1%. Các công tác xã hội không được các em đánh giá cao.

Một số nguồn thông tin mà các em sử dụng để nâng cao hiểu biết của bản thân về rối loạn trầm cảm thì đa số các em chọn internet, đài, tivi, sách báo. Nhưng tỉ lệ internet các em chọn cao nhất.

Những yếu tố khiến các em thiếu hiểu biết về rối loạn trầm cảm các em đều cho rằng các yếu tố xuất phát từ nhà trường và xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn là nhóm yếu tố về bản thân chủ quan của các em cũng như các nhóm định kiến xã hội.

Kết quả phỏng vấn một số học sinh cho thấy các em có nhận thức chung về kiến thức rối loạn trầm cảm vẫn còn sơ xàiđặc biệt về hậu quả của trầm cảm.Về các triệu chứng của rối loạn trầm cảm các em có nêu lên được một vài triệu chứng như có ý muốn tự tử, khơng muốn giao tiếp với mọi người, khơng muốn làm gì, cảm giác buồn chán, đánh giá về bản thân kém. Về các yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm các em có đưa ra được là áp lực từ nhà trường, gia đình, và chính bản thân mình, có ít bạn nêu lên được yếu tố di truyền. Hậu quả của rối loạn trầm cảm các em đều cho rằng ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, ảnh hưởng tới học tập, khơng có bạn nào cho rằng nó có ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình và xã hội. Những biện pháp giảm nguy cơ rối loạn trầm cảm là giảm áp lực cho học sinh từ nhà trường, từ gia đình và từ xã hội. Trong đó, chuyên gia tâm lý, bạn bè và cha mẹ được các em quan tâm nhiều và cho rằng có hữu ích nhiều trong việc trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm. Các kênh thơng tin chưa có thơng tin nào chính thức, thơng tin khơng được tiếp cận đầy đủ, chưa được truyền thông các thông tin này cho các em ngay cả trong trường cũng như xã hội khiến các em thiểu hiểu biết về rối loạn trầm cảm. Để nâng cao sự hiểu biết của học sinh, các em cho rằng có nhiều dự án truyền thơng để thay đổi nhận thức, có phịng tâm lý và có chuyên gia tâm lý để hỗ trợ cho các em khi cần thiết cũng như về trường tuyên truyền những kiến thức này cho học sinh cũng như thầy cơ trong các buổi ngoại khóa, xã hội bỏ sự kỳ thị, tăng cường tuyên truyền các kênh thơng tin có tính chất khoa học cho các em

Khi so sánh giữa các biến với nhau có sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ với nhau; giữa trường Thái Ninh và trường Chuyên Thái Bình với nhau. Cịn giữa các khối lớp khơng có sự khác biệt về mặt nhận thức chung kiến thức rối loạn trầm cảm.

2. Khuyến nghị

Qua một quá trình nghiên cứu với những kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Xây dựng cơ sở lý luận đầy đủ và hoàn thiện hơn về nhận thức của học sinh THPT về RLTC làm tiền đề cho việc nghiên cứu lý luận thực tiễn và áp dụng điều trị hỗ trợ trầm cảm cho học sinh

Học sinh nhận thức về những triệu chứng, hướng điều trị của rối loạn trầm cảm còn thấp nên nhà tư vấn học đường cần chỉ rõ những biểu hiện của rối loạn trầm cảm ở học sinh thông qua hoạt động tư vấn học sinh hoặc chia sẻ với giáo viên nhà trường để từng bước giúp học sinh nhận thức đúng về các biểu hiện và hướng điều trị của rối loạn trầm cảm. Từ đó giúp các em kịp thời phát hiện ở bản thân và bạn bè, người thân xung quanh để có hướng tư vấn điều trị/ phịng tránh tốt nhất.

Tăng cường trao đổi về các biện pháp hỗ trợ điều trị RLTC giúp học sinh hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 94)