Mức độ hiểu biết của HS về hậu quả của RLTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 69 - 71)

Hậu quả SL Đúng % SL % Sai thứ bậc Điểm

Giảm hứng thú trong học tập  học tập sa

sút 506 90,4 53 9,5 0,90

Thu mình, kém thích nghi trong các mối

quan hệ giao tiếp. 553 98,8 7 1,2 0,99 Mất niềm tin vào cuộc sống 475 84,8 85 15,2 0,85 Dễ xảy ra xung đột hoặc mâu thuẫn trong

các mối quan hệ. 487 87,0 73 13,0 0,87 Mất định hướng cho tương lai 513 91,6 47 8,4 0,92 Suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hiện tại 541 96,6 19 3,4 0,97 Suy nghĩ tiêu cực về giá trị bản thân 540 96,4 20 3,6 0,96 Suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ 526 93,9 34 6,1 0,94 Lặp đi lặp lại các suy nghĩ ở quá khứ

nhiều lần và cho là tội lỗi 501 89,5 59 10,5 0,89 Mất hoàn toàn nhận thức về bản thân và

mọi thứ xảy ra xung quanh 475 84,8 85 15,2 0,85 Cảm xúc buồn chán, thất vọng, dễ xúc động, 507 90,5 53 9,5 0,90 Gây thương tích cho bản thân và người

xung quanh 452 80,7 108 19,3 0,81 Ý nghĩ tự sát hoặc mưu toan tự sát 495 88,4 65 11,6 0,88 Ăn và ngủ quá nhiều hoặc quá ít 403 72,0 157 28,0 0,72 Thu rút bản thân, thích ở một mình 525 93,7 35 6,3 0,94 Giảm hoặc mất khả năng giao tiếp 525 93,7 35 6,3 0,94

Hậu quả

Đúng Sai Điểm

thứ bậc

SL % SL %

Có thể sa đà vào nghiện các chất như

rượu, ma túy,…. 437 78,0 123 22,0 0,78 Tổn thất kinh tế trong gia đình 393 70,2 167 29,8 0,70 Tổn hất kinh tế xã hội toàn cầu 316 56,4 244 43,6 0,56

Nhìn tổng quan bảng trên cho thấy đa số học sinh có nhận thức đúng cao về hậu quả của rối loạn trầm cảm. Hậu quả về ―Thu mình, kém thích nghi trong các mối quan hệ giao tiếp‖ có tỉ lệ nhận thức đúng cao nhất 98,8% có tới 553 học sinh cho là đúng, chỉ có số ít là 7 học sinh cho là sai về hậu quả này. Điểm thứ bậc về hậu quả này cũng ở mức cao là 0,99. Tiếp theo là hậu quả ―Suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hiện tại‖ có tỉ lệ nhận thức đúng ở mức độ cao là 96,6% có 541 học sinh cho là hậu quả của trầm cảm là suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hiện tại. Mức chọn cũng khá cao thể hiện ở điểm thứ bậc 0,97. Bên cạnh đó vẫn cịn 19 học sinh chiếm 3,4% chưa nhận ra điều này. Suy nghĩ tiêu cực về bản thân và suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ cũng là hai hậu quả có tỉ lệ học sinh nhận thức đúng ở mức độ cao. Các em nhận ra rằng, khi bị rối loạn trầm cảm thường suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống hiện tại, về giá trị bản thân và về các mối quan hệ trong xã hội. Hai hậu quả này lần lượt có tỉ lệ nhận thức đúng là 96,4% và 93,9% (tương đương với điểm thứ bậc lần lượt là 0,96 và 0,94). Tiếp theo, hậu quả ―Giảm hứng thú trong học tập  học tập sa sút (90,4%); Cảm xúc buồn chán, thất vọng, dễ xúc động (90,5%) là hai hậu quả có tỉ lệ đúng nhiều.

Bên cạnh đó vẫn cịn số lượng nhỏ học sinh chưa cho rằng trầm cảm có hậu quả trên. Ý nghĩ tự sát hoặc mưu toan tự sát có tới 495 học sinh nhận thức đúng về hậu quả này chiếm 88,4%. Vẫn còn một số học sinh (65HS) chiếm 11,6 cho rằng đây không phải là hậu quả của rối loạn trầm cảm. Kết quả phỏng vấn 10 học sinh thì có 5 học sinh đều cho rằng, hậu quả trầm cảm rất nguy hiểm, có thể dẫn tới chết người, có ý nghĩ tự sát. Gây thương tích cho bản thân chỉ có 425 học sinh tham gia nghiên cứu nhận thức đúng về vấn đề này, vẫn còn tới 19,3% học sinh nhận thức sai. Tỉ lệ 78,0% có tới 473 học sinh tham gia nghiên cứu cho rằng hậu quả của trầm cảm có thể sa đà vào nghiện các chất như rượu, ma túy,… Tổn thất kinh tế trong gia đình và tổn thất

kinh tế xã hội tồn cầu đã có phân nửa học sinh nhận thức đúng cịn lại vẫn còn tới 167 học sinh cho rằng không bị tổn thất kinh tế trong gia đình, và 244 học sinh chiếm 43,6% cho rằng khơng có tổn thất kinh tế tồn cầu. Ngồi ra, phỏng vấn học sinh đều cho rằng sa sút học tập, xa lánh mọi người, dễ vi phạm kỷ luật, hay có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, hay làm ngược với điều người khác nói, mơ tưởng những điều khơng có thực và rạn nứt các mối quan hệ. Một số ý kiến của học sinh khi phỏng vấn cũng đồng quan điểm một số hậu quả mà chúng tôi đưa ra đã phần nào bổ sung vào kết quả trên về sự nhận thức của học sinh về hậu quả của rối loạn trầm cảm.

Như vậy, đa số học sinh có sự nhận thức đúng cao về hậu quả của rối loạn trầm cảm. Cịn một số ít chưa có nhận thức đúng về hậu quả của rối loạn trầm cảm cũng là điều đáng phân vân cho những người dưới vai trò là nhà giáo dục. Cần phổ cập thêm những kiến thức này cho học sinh để các em biết và có những biện pháp phịng ngừa hợp lý, kịp thời nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 69 - 71)