Một số liệu pháp điều trị rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 39 - 44)

1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm

1.3.6. Một số liệu pháp điều trị rối loạn trầm cảm

Trầm cảm được trị liệu dựa trên cơ sở tâm lý vàsinhhọc của con người. Trị liệu trên cơ sở tâm lý là tiến trình trong đó bệnh nhân được chuyên gia tâm lý hướng dẫn, đồng hành làm giảm bớt rối loạn tâm lý nhấn mạnh vào sự thay đổi và là kết quả của sự tương tác giữa chuyên gia tâm lý với thân chủ. Trái lại, liệu pháp trị liệu dựa trên cơ sở sinh học là các nhà chuyên môn sẽ sử dụng thuốc kết hợp với các tiến trình y khoa khác để hỗ trợ, cải thiện các chức năng hoạt động tâm lý.

Nghiên cứu của Munizza C và cộng sự (2013) khảo sát về niềm tin và thái độ trước rối loạn trầm cảm ở Ý cho rằng: cách tốt nhất để phục hồi trầm cảm đó chính là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngồi (99%): những nguồn trợ giúp có hiệu quả nhất là nhà tâm lý học (55%), các bác sĩ (38%), bác sĩ tâm thần (29%) và bác sĩ thần kinh (21%) trên tổng số người tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, 1/3 người tham gia trả lời lựa chọn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe là nguồn giúp đỡ hữu ích và một số thành phần hỗ trợ về mặt tình cảm như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, các linh mục. Dược sĩ và thầy thuốc thực hành y học cổ truyền chiếm 1-2%[83].

Một số liệu pháp điều trị bệnh trầm cảm:

Liệu pháp tâm lý học

Liệu pháp nhận thức: Giữa nhận thức và hành vi có mối liên hệ mật thiết với

lý thông tin trên não bộ đồng thời phản hồi lại thế giới khách quan. Cho nên, nếu nhận thức sai thì sẽ dẫn tới hành vi sai. Trị liệu nhận thức là tác động vào nhận thức của con người, làm thay đổi nhận thức tiêu cực (suy nghĩ tiêu cực) (sơ cấu nhận thức) trở nên tích cực hơn và niềm tin tiêu cực duy trì trong trầm cảm. Và như vậy, người hỗ trợ cho bệnh nhân bị trầm cảm có thể sử dụng liệu pháp nhận thức này dạy bệnh nhân cách suy nghĩ và kiểu thích nghi mới với thế giới khách quan cụ thể là với môi trường sống. Tái thiết lập và xây dựng lại sơ cấu nhận thức và niềm tin vững chắc về hiện thực cho phù hợp với thực tế.

Điều trị tâm động học xuyên vào vô thức: Dựa vào giả thuyết của S.Freud

cho rằng nguồn gốc hành vi bất thường là những xung đột trong quá khứ bị dồn nén lại cũng với sự lo âu trước tiềm ẩn sẽ tác động vào phần nhận thức trong suy nghĩ của con người. Để bảo vệ cơ thể an tồn khơng bị ―đau đớn‖ bệnh nhân đã dùng cơ chế phòng vệ như né tránh, phủ nhận, hoặc dồn nén/ ức chế những sự vật, hiện tượng xảy ra để đối mặt với chúng một cách hiệu quả. Nhà trị liệu cần tạo ra môi trường tự do sao nhãng có thể giúp thân chủ nghỉ ngơi và tập trung gợi lại quá khứ. Đồng thời, nhà trị liệu dấu mình ở mức có thể để giúp hình thành sự chuyển dịch. Cách này giúp phân tích và hiểu các xung đột và ham muốn vô thức. Phân tâm học thường sử dụng kỹ thuật liên tưởng tự do và yêu cầu bệnh nhân nói ra tất cả những gì đang được thể hiện trong tâm trí, khơng chú ý đến sự vô nghĩa hay không liên quan gì đến cụ thể. Liên tưởng tự do thực sự có hữu ích giúp nhà tâm lý phân tích tiềm thức của bệnh nhân. Tiếp cận này giúp bệnh nhân dám đối đầu với những xung đột bằng cách mang chúng ra khỏi vô thức và đưa vào nhận thức cũng như tham gia vào cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa phù hợp với tình huống, sự việc hiện tại có hiệu quả hơn. Ngồi ra, một cơng cụ quan trọng khác là giải thích giấc mơ của bệnh nhân cũng được sử dụng để trị liệu để tìm ra nguyên nhân khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn hiện có.

Tiếp cận điều trị qua hành vi: Tiếp cận này nhà tâm lý giúp bệnh nhân trải

nghiệm lại những sự kiện trong quá khứ và từ đó thay đổi hành vi của bệnh nhân một cách tích cực hơn. Liệu pháp này nhà tâm lý khơng nhất thiết phải đào sâu vào

quá khứ hay căn bệnh của bệnh nhân hoặc bệnh tâm thần của dòng họ mà cần xem rối loạn bất thường là hành vi cần sửa đổi. Thay đổi hành vi tích cực hơn của con người để họ có thể hoạt động dưới hình thức tích cực trong các hoạt động sống.

Liệu pháp nhân văn: Liệu pháp này nhìn về con người dưới một chiều hướng

tích cực rằng, con người có năng lực và tự chủ, có thể tự giải quyết các khó khăn của mình, tự nhận ra tiềm năng, thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tích cực. Liệu pháp này giúp bệnh nhân tự trải lòng, nhà tâm lý lắng nghe và tôn trọng họ một cách vơ điều kiện, khuyến khích bệnh nhân trong một chiều hướng tích cực để họ nhận ra rằng bản thân cũng có năng lực như mọi người. Tôn trọng bản thân người bệnh bị trầm cảm là người có thể dẫn dắt tốt, hoặc là người tạo điều kiện tốt để có thể hiểu chính mình và thừa nhận chính mình theo chiều hướng tích cực. Nói cách khác, bệnh nhân sẽ hiểu sâu sắc về bản thân, trung thực với bản thân và sử dụng điểm mạnh của mình để phát triển tồn bộ tiềm năng.

Liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi: bệnh nhân có thể có những rối nhiễu vì

các lỗi nhận thức nhưng cũng có thể đau khổ vì thiếu mối quan hệ xã hội, bạn bè do khơng có kỹ năng xã hội. Trị liệu hành vi truyền thống tập trung vào vai trò quan trọng của các kỹ năng xã hội và tính hiệu quả, cả hai yếu tố này là những bổ sung hữu ích vào các thành phần của nhận thức. Sử dụng liệu pháp này trị liệu cho trầm cảm là rất hiệu quả [81],[35].

Trị liệu giải quyết vấn đề: Người bị trầm cảm thường cảm thấy bị bất lực,

khó khăn trong việc tìm ra giải pháp cho nên giải quyết vấn đề là cách để tăng cảm nhận về kiểm soát hiệu quả bản thân. Cho nên, nhà trị liệu cần giúp bệnh nhân nhận dạng vấn đề, suy nghĩ về những giải pháp và xem xét những điểm lợi cũng như hại sau đó chọn một điều gì đó làm thử sẽ cho ra kết quả. Nếu kết quả tốt thì cần duy trì cịn khơng tốt chúng ta chọn cái khác.

Trị liệu bằng hoạt hóa hành vi: Người bị trầm cảm có xu hướng khơng tham

dự vào các hoạt động được khen hoặc thưởng. Cơ thể mệt mỏi, chán nản, mọi thứ đều khơng có gì là hứng thú lúc này họ chỉ thích ngồi một chỗ, ủ rũ và khơng muốn làm gì. Trị liệu bằng hoạt hóa hành vi này là giới thiệu các hoạt động vui, giàu năng

lượng và biến chúng trở thành một phần hoạt động thường xuyên trong ngày. Kiểm sốt tâm trạng thơng qua thực hiện hoạt động.

Trị liệu bằng chiến lược thư giãn: Khi trầm cảm thường liên quan tới căng

cơ kết hợp với lo âu. Do đó, chiến lược thư giãn cũng giúp giải quyết vấn đề trầm cảm ở con người bằng cách hít thở sâu, thư giãn cơ lũy tiến, thư giãn nhanh

Liệu pháp hóa dược

Nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm của Jay C. Fournier, et al (2010) khi nghiên cứu trên những người bệnh trầm cảm nặng cho ra kết quả là trong số những bệnh nhân có điểm số HDRS (Hamilton Depression Tating Scale) dưới 23 có tác dụng Cohen d đối với sự khác biệt giữa thuốc thật và thuốc giả ước tính thấp hơn 0,20. [50].

Thuốc chống trầm cảm (antidepressant) được sử dụng phổ biến từ ngày xưa và ngày nay cũng được trọng dụng rộng rãi trong y học. Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm và một số bệnh khác như: rối loạn khí sắc, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn ăn uống, đau mãn tính, đau dây thần kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lạm dụng chất và rối loạn giấc ngủ. Chúng có thể được sử dụng đơn trị hoặc đa trị liệu.

Các thuốc chống trầm cảm – Thuốc chống trầm cảm ức chế men Monoamine Oxydase Inhibitors (IMAO). Các thuốc IMAO có hiệu quả chống trầm cảm và lo âu cao. Tuy nhiên chúng ít được sử dụng trên lâm sàng do phải thận trọng trong chế độ ăn và có thể gây nên cơn cao huyết áp do tyramine, nhất là với các IMAO có điển là các thuốc ức chế men IMAO không chọn lọc và không hồi phục. Thuốc chống trầm cảm IMAO được sử dụng ít hơn. Nguyên nhân chính là do tác dụng phụ, tạo ra cơn cao huyết áp liên quan tới hấp thụ tyramin trong thức ăn. Một số loại thuốc chính: Tranycypromin, Fenelzin, Izocarboxazid,. Thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong đề tài: Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng được tổng hợp từ năm 1960 và được sử dụng vào năm 1961 tại Hoa Kỳ, nhưng đến nay vẫn được sử dụng trong điều trị và cũng được xem như một loại thuốc so sánh khi nghiên cứu hiệu quả của một thuốc mới. Claudia Leucht đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận:

Amitriptyline là một thuốc chống trầm cảm có hiệu quả, tuy nhiên khi sử dụng có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn [5].

Một hướng mới trong dược lý tâm thần bắt đầu vào năm 1987 với việc phát hiện ra Fluoxetin, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin đầu tiên, hay thường gọi là nhóm SSRIs. Nhóm này với những thuốc thế hệ đầu tiên là Sertralin, Paroxetin, Citalopram, Fluvoxamin, và Fluoxetin đã được công nhận cho sử dụng tại Mỹ từ năm 1987. SSRIs tác động chủ yếu là ức chế chọn lọc việc tái hấp thu Serotonin tiền synap tế bào thần kinh, ít ảnh hưởng lên hệ Adrenergic, Histamin và hệ Cholinergic. Tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, buồn nôn và các rối loạn hệ tiêu hóa, giảm chức năng tình dục, kích động [21]. Những năm sau đó, hàng loạt thuốc theo những cơ chế mới khác như Venlafaxin (1990), Tianeptin (2000), Mirtazapine v.v… góp phần làm tăng hiệu quả điều trị trầm cảm một cách đáng kể.

Các thuốc hướng thần có sự kết hợp nếu các triệu chứng lo âu kích động vẫn kéo dài, có thể cho thêm một số thuốc giải lo âu (benzodiazespin) hay thần kinh an dịu (levomespromazin). Các thuốc này sử dụng trong thời gian ngắn sẽ hiệu quả trong việc điều trị lo âu, mất ngủ trong khi chờ đợi tác dụng của thuốc chống trầm cảm. Không nên dùng thuốc ngủ lâu dài đi kèm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy Omega-3 có khả năng hỗ trợ tế bào thần kinh và sự phát triển não, vì vậy rất có lợi cho sức khỏe sinh lý và tinh thần. Bệnh nhân bổ sung thêm Omega-3 trong quá trình điều trị sẽ giúp thời gian và cơ hội giảm bệnh nhanh hơn [112].

Điều trị dự phòng trầm cảm tái phát để tránh tái phát, trầm cảm cần được điều trị trong nhiều tháng. Riêng đối với những bệnh nhân bị hưng trầm cảm cần điều trị dự phòng bằng các thuốc Lithium, hoặc Depamide, hoặc Tegretol.

Điều trị đặc hiệu: Phương pháp sốc điện (ECT)

Từ năm 1933 ông Sakel đã giới thiệu về sốc Insulin. Tới năm 1934, Von Meduna tiêm bắp long não hoặc tiêm mạch pentyletenetrazol. Năm 1938, Cerletti và Mini, người Ý đưa ra phương pháp sốc điện (ECT - Electroconvulsive Therapy). Tới năm 1940, Almansi và Impastato, người mỹ cũng đưa ra phương pháp sốc

điện.Phương pháp này gây nên cơn co giật bằng cách cho dòng điện chạy qua não. Khi được sử dụng điều trị cho bệnh nhân liệu pháp này được phản ánh là còn sơ khai, dã man và khơng có tính nhân văn. Nhóm hỗ trợ cho ECT bao gồm bác sĩ thực hành, bác sĩ tâm thần, bác sĩ hội chẩn đề nghị điều trị bằng ECT, bác sĩ gây mê và nhóm điều dưỡng đã được huấn luyện. Liều điều trị rất thay đổi nhưng thường một đợt từ 6 -10 lần với khoảng cách một tuần tiến hành 3 - 4 lần. Sốc điện là an toàn và hiệu quả cao. Thuận lợi là đáp ứng nhanh thường xuất hiện trong vòng vài ngày hơn là vài tuần. Do đó, sốc điện được xem là phương pháp được chọn lựa khi triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng cần một đáp ứng mạnh. Ngày này, liệu pháp sốc điện được sử dụng nhiều trên thế giới [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)