Quản trị hoạt động xây dựng chương trình, nội dung dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 31)

1.4. Quản trị hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng trung học phổ thông

1.4.2. Quản trị hoạt động xây dựng chương trình, nội dung dạy và học

gồm: mục đích của việc bồi dưỡng, đặc điểm tình hình nhà trường (những thuận lợi, khó khăn), tổ chức thực hiện (tiêu chuẩn tuyển chọn, thành lập đội tuyển, phân công giáo viên bồi dưỡng, chỉ tiêu phấn đấu, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, kinh phí, khen thưởng...)

Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng chung của toàn trường, mỗi tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện, thời khóa biểu, nội dung chương trình, phân cơng giáo viên bồi dưỡng trình Ban giám hiệu (BGH) phê duyệt. Căn cứ vào đề xuất trong kế hoạch thực hiện của từng tổ chuyên môn, từng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đội tuyển, Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo hoặc phân cơng một phó hiệu trưởng phụ trách giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh cần xin ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hiện. Các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện theo đúng kế hoạch. Các giáo viên tham gia giảng dạy được đảm bảo thời gian thực hiện đúng, đủ chương trình.

1.4.2. Quản trị hoạt động xây dựng chương trình, nội dung dạy và học nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi bồi dưỡng học sinh giỏi

Học sinh các đội tuyển là những học sinh có tố chất, thơng minh, khả năng lĩnh hội lượng kiến thức lớn và nhanh, óc sáng tạo, khả năng phán đoán vượt trội so với học sinh các lớp đại trà. Vì vậy, nhà quản trị cần chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc xây dựng chương trình, nội dung dạy nâng cao đúng trọng tâm, đảm bảo thực hiện các yêu cầu đề ra.

Thực tế, ngồi bộ chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng mơn học do Bộ GD&ĐT ban hành, Bộ GD&ĐT cũng như các Sở GĐ&ĐT khơng có nội dung chương trình dành riêng cho HS chuyên và dành cho bồi dưỡng HSG nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tự xây dựng nội dung, chương trình dạy phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh đội tuyển. Các chuyên đề chuyên sâu vẫn dựa trên nội dung chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định nhưng đi sâu và mở rộng kiến thức hơn cho phù hợp với đối tượng HSG.

Nội dung chương trình bồi dưỡng cũng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. Nội dung giảng dạy có thể được tham khảo, tổng hợp, cập nhật từ nhiều nguồn như: SGK, tài liệu tham khảo, các tham luận, đề thi HSG các cấp của các năm trước, thông qua sinh hoạt chun mơn...

Các nội dung, chương trình bồi dưỡng cần được tổ trưởng chuyên môn, BGH phê duyệt trước khi thực hiện. BGH cũng phân công cán bộ theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung bồi dưỡng theo đúng quy định. BGH cũng cần cập nhật thường xuyên những thông báo, thông tư, quyết định, hướng dẫn... của các cấp có thẩm quyền liên quan đến bồi dưỡng và thi HSG để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời những nội dung cần sửa đổi, cải cách.

Như vậy, ngoài việc đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện cho HS theo chương trình cơ bản, nhà trường đồng thời xây dựng các nội dung giảng dạy chuyên sâu để tạo điều kiện cho các em có năng lực, có tư chất, có đam mê được phát triển tài năng của mình, bồi dưỡng cho các em thành những HSG có đủ tài năng, phẩm chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)