Biện pháp 4: Thu hút, tuyển chọn và bồi dưỡng, nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 93)

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.4. Biện pháp 4: Thu hút, tuyển chọn và bồi dưỡng, nâng cao chất

viên dạy đội tuyển

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Vai trò của người GV đối với sự nghiệp giáo dục được Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn coi trọng trong công tác đào tạo nhận lực và đặc biệt đối với các nhà trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HSG thì cịn được coi là nhiệm vụ chiến lược. Do vậy, GV giỏi tham gia phát hiện, đào tạo nhân tài lại càng cần thiết và có vai trị to lớn. Đội ngũ GV dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ngoài nhiệm vụ giảng dạy các lớp theo phân cơng và phân phối chương trình cịn phải gánh vác thêm nhiệm vụ lãnh đội, phụ trách hoặc tham gia bồi dưỡng HSG các cấp. Những người thầy này chính là yếu tố mang tính quyết định đến việc đảm bảo chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo nhân tài cho đất nước nói chung. Vì vậy, cần xác định việc xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV giỏi, GV chuyên chính là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sự thành công của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Để thực hiện tốt việc xây dựng và bồi dưỡng lực lượng giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần phải có các biện pháp đồng bộ và có sự ủng hộ, phối hợp của các cấp lãnh đạo. Để xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi trước hết phải làm tốt từ khâu tuyển chọn giáo viên, viên chức cho nhà trường. Điều kiện tuyển chọn giáo viên vào giảng dạy cần cao hơn. Đặc biệt, quan tâm đến bài thi kiến thức chuyên môn theo chuẩn đánh giá của chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi do nhà trường xây dựng ở giải pháp trên.

Ngồi ra, thực hiện chú trọng đến cơng tác phát triển đội ngũ hiện có bằng cách kế hoạch hóa công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV theo năm học và giai đoạn phát triển. Để thực hiện được điều đó cần phải xác định chuyên ngành đào tạo và nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV cho phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên mơn của từng GV để có thể giúp phát triển khả năng của người GV lên đến mức tối đa. Việc bồi dưỡng đội ngũ GV cần chú trọng toàn diện về mọi mặt, bao gồm các nội dung về: phẩm chất đạo đức, tư tưởng; năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy. Các hình thức bồi dưỡng giáo viên rất phong phú, đa dạng

và mang đến hiệu quả cao như: tạo điều kiện cho GV tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, cho giáo viên tham gia các đợt học tập, tập huấn bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thành khố học với chương trình hồn chỉnh. Cùng với các biện pháp này, cần đẩy mạnh hoạt động hoạt động song giảng, kèm cặp từ giáo viên có kinh nghiệm cho các giáo viên trẻ có năng lực, sức bật và đam mê trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi gắn chặt với các hình thức khác như: sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, hội thảo, tự bồi dưỡng bằng cách viết sáng kiến kinh nghiệm... Đồng thời ln có các chính sách khen thưởng, ưu tiên đối với các GV giỏi nhiều thành tích cũng cần được thực hiện đầy đủ nhằm động viên khuyến khích sự nỗ lực phát triển và cống hiến của mỗi GV.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Thực tế cho thấy, tất cả các GV trong trường đều ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG, do đó ln tự xác định cho mình đào tạo, bồi dưỡng HSG là một trong những nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp phát triển nhà trường. Vì vậy, việc tạo động lực cho đội ngũ GV giỏi, GV bồi dưỡng đội tuyển HSG trong bối cảnh hiện nay của trường THPT Khoa học Giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết đối với nhà trường. Để thực hiện công tác thu hút, tuyển chọn và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng GV tham gia bồi dưỡng HSG nhà trường cần khơi gợi ý thức cho GV về truyền thống cũng như mục tiêu, kế hoạch chiến lược của nhà trường thơng qua các hình thức giáo dục nâng cao nhận thức của GV; xây dựng đội ngũ GV cốt cán. Những GV giỏi nhất về chun mơn, có uy tín về cả chun mơn lẫn đạo đức, có nhiều thành tích trong bồi dưỡng HSG sẽ được bổ nhiệm làm các tổ trưởng chun mơn hoặc các nhóm trưởng. Chính những GV này là đầu tầu tham gia tổ chức có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn. Những giáo viên cốt cán là những người đứng đầu về chun mơn, có thể là tổ trưởng hoặc các nhóm trưởng chun mơn, có năng lực quản trị, có thể tham gia hỗ trợ hiệu trưởng trong các hoạt động liên quan đến bộ mơn mình; phát hiện, bồi dưỡng dìu dắt các GV kế cận. Thơng qua nhiều hình thức bồi dưỡng những GV mới, GV trẻ có năng lực tham gia dạy đội tuyển HSG nhanh chóng tiếp cận với chương trình, phương pháp giảng dạy HSG để có thể đảm nhiệm một số chuyên đề giảng dạy HSG trong các kì thi HSG các cấp và dần dần có thể kế cận lớp GV lâu năm.

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng và nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng, GV tham gia bồi dưỡng HSG có hiệu quả nhà trường cần tập trung triển khai tổ chức thực hiện một số hoạt động chính như sau:

Thứ nhất là, bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Tổ trưởng chun mơn có

trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho tổ viên của mình thơng qua các buổi sinh hoạt chun mơn. Thực hiện đồng bộ nhiều hình thức nâng cao năng lực chuyên môn của GV như: hội giảng, thao giảng và dự giờ rút kinh nghiệm; sinh hoạt chuyên đề, mời những giảng viên giỏi về bồi dưỡng, nói chuyện, giảng dạy cho tổ viên mình học hỏi kinh nghiệm. Khuyến khích hoạt động GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, phương pháp giảng dạy; phát huy tính trách nhiệm trong cơng việc, khắc phục khó khăn trong q trình giảng dạy để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thứ hai là, bồi dưỡng năng lực sư phạm: cần có những định hướng hết sức

cụ thể về việc cải tiến phương pháp dạy học. GV trong mỗi giờ lên lớp của mình cần đa dạng hóa các hình thức dạy học, chuyển từ hình thức dạy học truyền thống sang các hình thức dạy học hiện đại hơn, lấy HS làm trung tâm, chú trọng dạy theo hướng GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự học, tổ chức thảo luận, thuyết trình, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. GV phải có ý thức tự trau dồi, ln ln tìm tịi các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung cụ thể trong quá trình giảng dạy để mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về khả năng thiết kế các hoạt động dạy học, khả năng xử lý các tình huống thường gặp phải trong qua trình bồi dưỡng HSG... để GV tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm thực tiễn. Tổ chức hội giảng để GV có dịp thể hiện các kỹ năng sư phạm hiệu quả nhất. Từ đó tạo điều kiện cho GV khác học tập, trao đổi và rút kinh nghiệm.

Thứ ba là, bồi dưỡng kiến thức bổ trợ kết hợp tham quan học tập qua kinh

nghiệm thực tế: Để khai thác nguồn học liệu mở và thư viện điện tử, nhà trường cần tổ chức cho GV bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như: Tin học, ngoại ngữ và tập huấn cho GV biết cách sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Đặc biệt, đối với GV trẻ cần

phát huy tốt nhất những điểm mạnh về khả năng cập nhật thông tin, khả năng tiếp nhận cái mới bằng cách: tạo điều kiện về mặt thời gian để GV học thêm các lớp ngoại ngữ, tin học; tổ chức cho GV học tập, sưu tầm các thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp cận phương pháp giáo dục STEM; tổ chức các buổi sinh hoạt giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... với những nội dung, hình thức phong phú. Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến tổ chức tham quan, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm với các trường chuyên trong ĐHQGHN và trong cả nước để trao đổi kinh nghiệm về quản trị, tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng lực HS, đồng thời tạo điều kiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng GV dạy bồi dưỡng HSG, nhà trường cần lưu ý đưa nội dung bồi dưỡng GV vào kế hoạch năm học, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên mà BGH, GV phải thực hiện có hiệu quả trong mỗi năm học. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng GV được đưa vào các buổi họp của hội đồng sư phạm, tổ chuyên môn theo định kỳ của nhà trường là một tháng hai lần và đặc biệt là trước và sau khi tổ chức và tham gia các kỳ thi chọn HSG các cấp, từ học sinh giỏi cấp trường, cấp ĐHQGHN, học sinh giỏi cấp quốc gia. Hằng năm, nhà trường cần phân tích, đánh giá chất lượng kết quả của các môn dự thi chi tiết đến kết quả từng bài thi của từng HS từ đó tồn thể lãnh đạo, GV nhận thức đúng về chất lượng bộ mơn để có những cải tiến, điều chỉnh cả về nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả lên lớp của mỗi GV tham gia bồi dưỡng HSG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)