Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 52 - 54)

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng HSG tại trƣờng THPT Khoa học

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về

trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT Khoa học Giáo dục.

Kể từ ngày thành lập trường, bên cạnh mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, thực hiện tốt những yêu cầu đổi mới giáo dục, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các mơn văn hóa tham dự các kỳ thi học sinh giỏi đã được BGH, tập thể giáo viên và học sinh toàn trường quan tâm, hưởng ứng. Tập thể nhà trường luôn xác định rõ tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng HSG chính là một trong những hoạt động góp phần tích cực để

nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thông qua việc tham gia các lớp bồi dưỡng HSG, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ thống kiến thức chuyên sâu, phát huy tối đa khả năng và tư duy của bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời, giúp giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ chun mơn, rèn luyện kỹ năng sư phạm.

Thực hiện công tác này, trong từng năm học, nhà trường đã quán triệt đầy đủ hệ thống văn bản, chính sách liên quan tới bồi dưỡng HSG cho giáo viên, học sinh, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cả giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh trong việc tham gia công tác bồi dưỡng HSG.

Quan điểm của nhà trường trong cơng tác bồi dưỡng HSG là: Muốn có trị giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Theo đó, trước khi thành lập các đội tuyển, nhà trường đã chỉ đạo các tổ nhóm chun mơn lựa chọn, đề xuất nhân sự phụ trách các đội tuyển. Trong đó, có tính đến việc bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên kế cận, bảo đảm mọi giáo viên ở các tổ chuyên mơn đều có thể đảm trách cơng tác lãnh đội HSG.

Công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường cũng được nhìn nhận một cách đúng đắn về giá trị thực tế. Tại đây, đội ngũ giáo viên dạy giỏi được phân công nhiệm vụ phụ trách các đội tuyển đã xác định tốt các mục tiêu, tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực học sinh.

Năm học 2017-2018 đánh dấu dấu mốc quan trọng đối với thầy và trò trường THPT Khoa học Giáo dục khi nhà trường được Bộ GD&ĐT cùng ĐHQGHN giao cho nhiệm vụ và chỉ tiêu tham gia thi HSG cấp Quốc gia môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Đây là niềm vinh dự lớn lao, là sự tin tưởng mà cấp trên giao phó, là cơ hội để thầy và trị cùng nỗ lực phấn đấu để thể hiện mình, là trách nhiệm, nhiệm vụ mà ĐHQGHN giao cho. Tuy nhiên, với chất lượng đầu vào là học sinh không chuyên và khi vào trường các em cũng không đặt mục tiêu học chun thì đây cũng là khó khăn mà nhà trường cần vượt qua. Năm học 2018-2019, nhà trường lần đầu tiên cử đội tuyển Văn, Sử, Địa tham dự kì thi HSG cấp Quốc gia và đã dành một giải Ba môn Ngữ văn. Đây chính là động lực, kích thích ý chí vươn lên của thầy và trò trường THPT Khoa học Giáo dục hướng tới các mục tiêu cao hơn.

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, HS trường THPT KHGD về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG

Mức độ quan trọng Đối tƣợng khảo sát Số CBQL, GV Số Học sinh Rất quan trọng 19 11 Quan trọng 1 29 Bình thường 0 16 Khơng quan trọng 0 0

Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy rõ được nhận thức của cán bộ quản lý, GV và HS trường THPT Khoa học Giáo dục về tầm quan trọng của bồi dưỡng HSG: 19 trên tổng số 20 CBQL và GV dạy đội tuyển, 11 HS trên tổng số 56 học sinh được hỏi cho rằng bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ rất quan trọng; 1 CBQL kiêm GV dạy đội tuyển và 29 HS (chiếm tỷ lệ 52%) cho rằng đó là nhiệm vụ quan trọng. Khơng có CBQL, GV nào coi đây là nhiệm vụ bình thường, khơng quan trọng. Có 16 HS (chiếm tỷ lệ 28%) được hỏi coi bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ có mức độ quan trọng bình thường. Như vậy, qua bảng số liệu ta có thể thấy CBQL và GV đã nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG. Nhưng vẫn cịn khơng ít học sinh xem nhẹ tầm quan trọng của cơng tác này và nhà trường cần có biện pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)