tại trƣờng THPT Khoa học Giáo dục
2.5.1. Những điểm mạnh
Mặc dù nhà trường mới được thành lập ba năm nhưng những thành tích mà nhà trường đã đạt được có thể khẳng định rằng công tác quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đã được triển khai đúng hướng và hiệu quả từ việc xây dựng chiến lược đến các hoạt động thực thi kế hoạch. Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng HSG, sứ mệnh đào tạo tinh hoa và ươm mầm tài năng đã luôn được các cấp lãnh đạo nhà trường chú trọng, quan tâm, sát sao chỉ đạo, động viên. Hơn nữa nhà trường còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ về chuyên môn từ các giảng viên của Trường Đại học Giáo dục và các trường đại học trong hệ thống ĐHQGHN.
Nhà trường quy tụ được đội ngũ giáo viên trẻ, thông minh, năng động, được đào tạo bài bản, nhiệt huyết, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu và áp dụng cái mới. Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học và có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Lãnh đạo nhà trường đều là những người có trình độ chuyên môn cao, đã từng công tác ở các trường chuyên và cũng đã từng tham gia dạy bồi dưỡng HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia nên có nhiều kinh nghiệm, có những chỉ đạo sát sao, hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động quản trị bồi dưỡng HSG. Ban lãnh đạo phân quyền lớn cho tổ chuyên môn và các GVCN đội tuyển trong việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, bố trí người dạy hợp lý, linh hoạt, chịu trách nhiệm về chất lượng, thành tích của đội tuyển.
Chính sách ưu tiên tuyển thẳng vào một số trường trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà nội đối với những học sinh đạt giải HSG cấp ĐHQGHN tạo sự hấp dẫn thu hút học sinh tham gia vào đội tuyển. Đội tuyển Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý của nhà trường được trực tiếp tham gia thi HSG cấp quốc gia mà khơng phải tham gia các vịng thi cấp quận, cụm, thành phố làm tăng cơ hội đạt giải cho học sinh nhà trường.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường rất chặt chẽ và thường xuyên. Hai bên thường xun trao đổi thơng tin về tình hình học tập, thái độ và sự tiến bộ của học sinh. Kinh phí học đội tuyển đều từ nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh CMHS) nhưng CMHS rất đồng lòng, ủng hộ đầu tư cho con, sát cánh cùng con, tạo
mọi điều kiện để con thi đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho cả thầy và trò yên tâm bồi dưỡng.
2.5.2. Những tồn tại
Bên cạnh những điểm mạnh, công tác quản trị bồi dưỡng HSG của nhà trường vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục, cụ thể:
Trong thực thi chiến lược dài hạn, việc gắn sản phẩm đầu ra và điều chỉnh kế hoạch ngắn hạn để đạt sản phẩm đầu ra theo từng giai đoạn cụ thể chưa được thực hiện một cách thường xuyên và kịp thời để đảm bảo nâng cao chất lượng việc thực hiện chiến lược dài hạn trong công tác bồi dưỡng HSG.
Trong cơng tác quản lý, Phó hiệu trưởng phụ trách quản trị mảng bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời quản lý cả các tổ chun mơn, kế hoạch, chương trình dạy, giáo án đại trà, chất lượng giáo dục đại trà, công tác bán trú, truyền thông, giám thị, thi đua khen thưởng... nên cơng việc q nhiều, đơi khi q tải nên có những lúc chưa sát sao trong công tác chỉ đạo, định hướng và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Việc quản trị tuyển chọn đầu vào cho các đội tuyển cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều em chưa nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG. Khơng nhiều em có nền tảng kiến thức chun từ cấp THCS nên việc phát hiện và bồi dưỡng kiến thức hầu hết bắt đầu từ những bước đầu tiên, cơ bản nhất; cộng thêm việc phải đảm bảo chương trình chính khóa khiến các em khá hạn chế thời gian đầu tư cho việc học kiến thức nâng cao. Ngoài ra, áp lực thi Đại học cũng khiến khơng ít học sinh và cả phụ huynh lo ngại khi tham gia đội tuyển. Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên hiệu quả chưa cao.
Công tác xây dựng nội dung bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá cũng cần lưu ý hơn đến chất lượng học sinh đặc thù của nhà trường sao cho phù hợp hơn, đạt hiệu quả cao hơn, phân hóa tốt hơn tránh những căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.
Công tác quản trị hoạt động giảng dạy của giáo viên cũng có bất cập. Do nhà trường mới thành lập nên lực lượng giáo viên còn mỏng, thiếu và yếu. Phần lớn giáo viên trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhiều giáo viên chưa từng tham gia dạy đội tuyển nhưng hiện nay ngồi việc dạy đại trà cịn kiêm cả cơng tác chủ nhiệm đội tuyển hoặc tham gia dạy cho đội tuyển và làm các cơng tác kiêm nhiệm khác. Do đó việc đầu tư
cho cơng tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Ngồi ra, khơng phải khơng có trường hợp có những thầy, cơ giáo có chun mơn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với cơng tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lí do khác nhau.
Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn khơng nhỏ với các thầy cơ giáo tham gia bồi dưỡng HSG.
Cơ sở vật chất của nhà trường có tồn tại lớn nhất là trụ sở nhà trường là đi thuê nên trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG chưa được mạnh dạn đầu tư, cịn nhiều thiếu thốn. Chương trình, tài liệu cho mơn chun cịn thiếu và chưa có tính hệ thống.
Việc thanh tốn kinh phí giảng dạy cho giáo viên trong trường cịn hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn đóng góp của CMHS đội tuyển, chưa huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
Cơ chế chính sách đãi ngộ đối với GV và HS tham gia đội tuyển tuy đã có nhưng chưa đủ mạnh, chưa có chế độ học bổng đối với học sinh xuất sắc, học sinh có hồn cảnh khó khăn.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Nguyên nhân của những điểm mạnh
Thực hiện chủ trương có một trường thực hành cho sinh viên thực tập nên Trường THPT KHGD được sự đầu tư bài bản, hiện đại của Trường ĐHGD và ĐHQGHN.
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Trường ĐHGD và ĐHQGHN.
Là trường trực thuộc ĐHQGHN nên nhà trường nhận được sự phối hợp và hỗ trợ của các trường chuyên và các trường đại học trong hệ thống ĐHQGHN, đặc biệt là từ trường ĐHGD.
Sự đồng lòng và quyết tâm vì mục tiêu chất lượng và sự phát triển bền vững của nhà trường của tập thể lãnh đạo, cán bộ, GV, CMHS nhà trường.
2.5.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường là trường thực hành sư phạm nên hằng năm nhà trường đều đón tiếp sinh viên xuống thực tập trong ba tháng và sinh viên sẽ trực tiếp đứng lớp giảng trong 8-10 tiết. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của các lớp nhận sinh viên thực tập.
Trường mới thành lập nên sức hút của trường chưa cao. Trường chưa thu hút được nhiều học sinh chất lượng cao. Lực lượng GV cũng còn mỏng, trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề và hầu hết chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển. Cơng tác bồi dưỡng GV dạy đại trà đã có nhưng cơng tác bồi dưỡng GV dạy đội tuyển còn hạn chế.
Trường sở xa trung tâm và đi thuê nên nhà trường cũng dè dặt và hạn chế trong đầu tư mới và nâng cấp.
Trường có nhiệm vụ đào tạo HSG để tham gia các cuộc thi HSG các cấp nhưng nhà trường không phải là trường chun nên khơng có kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động bồi dưỡng HSG cũng như khen thưởng. Điều này cũng gây hạn chế trong thực hiện chế độ và chính sách thi đua, khen thưởng.
Tiểu kết Chƣơng 2
Tóm lại, chương 2 tập trung sâu vào việc khảo sát và đánh giá thực trạng quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG của trường THPT Khoa học Giáo dục với các nội dung chủ yếu như: quản trị việc xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch; nội dung, chương trình bồi dưỡng, vấn đề đội ngũ, học sinh, việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng HSG. Kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy nhà trường rất coi trọng cơng tác bồi dưỡng HSG, coi đó là nhiệm vụ chiến lược để định vị thương hiệu và nâng cao chất lượng đại trà.
Tính từ khi thành lập trường đến nay, những thành tích mà nhà trường đã đạt được ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao, đã tác động mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Điều này chứng tỏ hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường đã đi đúng hướng, phù hợp với định hướng của ngành giáo dục và bối cảnh phát triển của đất nước, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp quản lý mà nhà trường đang áp dụng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, quá trình quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường vẫn còn một số bất cập, lúng túng liên quan đến các vấn đề như: nâng cao nhận thức của học sinh đội tuyển, việc tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ GV dạy đội tuyển, việc kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất, kinh phí bồi dưỡng, chế độ thi đua khen thưởng… nên rất cần thiết có các giải pháp đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường.
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng ở chương 2, tác giả đưa ra “Biện pháp quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Khoa học Giáo dục” ở chương 3. Những biện pháp đề xuất trong chương 3 sẽ phần nào khắc phục những mặt cịn hạn chế và góp phần hồn thiện công tác quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHOA HỌC GIÁO DỤC