2.4. Thực trạng quản trị hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng
2.4.4. Thực trạng quản trị hoạt động theo quá trình học tập và các chế tà
học sinh tham gia đội dự tuyển và đội tuyển
2.4.4.1. Quản trị lựa chọn đầu vào đội dự tuyển, đội tuyển
Để đạt được giải cao trong việc bồi dưỡng học sinh dự thi cần đặc biệt quan tâm tới khâu chọn đội tuyển - đây là cơng việc khó khăn và quan trọng. Khơng chọn được trị giỏi sẽ khơng dạy được học sinh đạt những kết quả cao trong kỳ thi. Nhà trường đã xây dựng quy chế, trong đó quy định về các điều kiện để lựa chọn đầu vào cho các đội dự tuyển, đội tuyển.
Đối với đội dự tuyển, đối tượng thi chọn đầu vào là học sinh lớp 10,11,12 có xếp loại học lực và hạnh kiểm từ Khá trở lên, mơn đăng ký dự thi có điểm trung bình mơn học ≥ 7,0 theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi. Số lượng học sinh đội dự tuyển là khoảng từ 10 – 20 học sinh theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp và trên cơ sở lựa chọn những học sinh thực sự u thích, say mê mơn học, có lịng quyết tâm và có tố chất, năng lực có thể phát triển trong giai đoạn học bồi dưỡng để thi chọn vào các đội tuyển chính thức.
Đối với các đội tuyển chính thức: đối tượng dự thi chọn đầu vào là học sinh đã tham gia các đội dự tuyển. Học sinh sẽ tham gia khoảng ba vòng thi chọn để vào các đội tuyển chứng thức tham dự ba kì thi sau:
- Kỳ thi chọn HSG cấp ĐHQGHN và chọn đội tuyển chính thức tham dự kỳ thi HSG cấp quốc gia bậc THPT các môn Văn, Sử, Địa: học sinh sẽ làm hai bài khảo sát và hai vòng thi để chọn mỗi đội 6 chỉ tiêu trên nguyên tắc lấy điểm trung bình từ cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu. Trường hợp đội tuyển không đáp ứng chất lượng u cầu có thể khơng lấy hết chỉ tiêu. Đối với các môn Tiếng Anh, mơn Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học nhà trường dừng ở kì thi HSG cấp ĐHQGHN và chưa cử học sinh tham dự kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia do chưa đảm bảo về chất lượng.
- Kỳ thi chọn HSG các trường chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ dành cho học sinh khối 10,11: Học sinh các đội dự tuyển sẽ tham gia ba vòng thi khảo sát để chọn mỗi đội tuyển ở mỗi khối ba học sinh xuất sắc nhất trên cơ sở lấy điểm trung bình từ cao xuống thấp của ba đợt thi khảo sát.
- Kỳ thi Toán Hà Nội mở rộng (HOMC): đây là kỳ thi Toán Tiếng Anh được tổ chức vào đầu tháng Tư hằng năm dành cho học sinh Khối 10. Học sinh đội dự tuyển Toán cũng làm ba bài thi khảo sát để chọn sáu học sinh xuất sắc nhất tham dự kỳ thi trên cơ sở lấy điểm trung bình từ cao xuống thấp của ba đợt thi khảo sát.
Môn Địa lý, Lịch sử là hai mơn gặp nhiều khó khăn trong tuyển đầu vào. Số lượng học sinh theo học hai mơn này rất ít, thêm tâm lí quan niệm của các em và gia đình mơn Địa lý, Lịch sử chỉ là mơn phụ, vì vậy, chọn được những em có khả năng tư duy tốt vào mơn Địa lý, Lịch sử rất khó. Do đó, nhà trường chủ yếu phải kết hợp lịng u thích và quyết tâm của các em để quyết định lựa chọn những học sinh có ưu điểm nhất.
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát lí do tham gia học đội tuyển học sinh giỏi
STT Nội dung Đồng ý % đồng ý
1 Do có năng lực tốt 11 20%
2 Do u thích mơn học 32 57%
3 Do được động viên 27 48%
4 Do nhận thấy có nhiều quyền lợi 33 59%
5 Do môi trường học tập tốt 30 54%
6 Do giáo viên dạy giỏi 32 57%
7 Do mong muốn của gia đình 22 39%
8 Tham gia theo phong trào 2 4%
Qua Bảng 2.10 ta thấy, chỉ có 20% học sinh cho rằng mình tham gia đội tuyển vì có năng lực tốt, cịn lại các em cũng đã tự thấy bản thân chưa học tốt, các em tham gia phần nhiều là do nhận thấy việc học đem lại cho các em nhiều quyền lợi, do u thích mơn học và do môi trường học tập tốt. Nhưng thực sự các lí do này cũng chưa đủ sức thu hút nhiều học sinh vì chỉ hơn nửa số học sinh được hỏi xác nhận đây là động lực cho các em vào đội tuyển. Nhà trường cần có biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các yếu tố này để thu hút nhiều hơn nữa học sinh tham gia học đội tuyển.
2.4.4.2. Quản trị quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá học sinh giỏi
Bên cạnh khâu chọn đội tuyển thì việc quản trị quá trình học tập của học sinh cũng vơ cùng quan trọng. Việc học tập của học sinh trải đều trong cả năm học (mỗi tuần 1-2 buổi ngoài giờ học chính khóa), ngay sau khi đội dự tuyển được thành lập và tăng cường ở 1-2 tháng trước mỗi kì thi (lúc này học sinh sẽ tạm thời ngừng học các mơn chính khóa để tập trung cho mơn thi và sẽ học bù các mơn khác sau khi kì thi kết thúc). Nhà trường phân công cán bộ đào tạo giám sát, đôn đốc việc học tập theo kế hoạch, chương trình đã được phê duyệt; điểm danh chuyên cần của học sinh, kết hợp cùng giáo viên phụ trách đội tuyển theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh, động cơ, thái độ học tập để có những điều chỉnh, nhắc nhở.
thức môn học. Đây là yêu cầu quan trọng để đạt được kết quả thi tốt nhất. Việc nắm vững nội dung kiến thức để làm bài thi khơng chỉ học thuộc lịng mà cần biết ghi nhớ các kiến thức cơ bản khi làm bài. Học sinh phải có phương pháp học – tiếp nhận – ghi nhớ tài liệu để hiểu và vận dụng sáng tạo, linh hoạt khi làm bài. Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tự học và rèn luyện kĩ năng. Các việc trên càng thực hiện cẩn thận chu đáo bao nhiêu thì kết quả thi càng tốt bấy nhiêu.
Việc rèn kỹ năng làm bài cũng được các thầy cô rèn kỹ. Trước hết HS được rèn luyện kĩ năng hiểu và phân tích đề thi. Đây là khâu quan trọng để tránh lạc đề, xa đề dẫn tới việc làm các câu hỏi không sát yêu cầu, không đúng trọng tâm. Khi đọc đề, cần đặc biệt chú ý đến nội dung câu hỏi, dung lượng kiến thức cần trả lời, số điểm cho từng câu để phân phối thời gian làm bài hợp lí. Bước rèn luyện kĩ năng lập đề cương sơ lược làm bài được tiến hành tiếp theo cho học sinh. Đây là vấn đề tưởng chừng như không liên quan mấy đến chất lượng và kết quả bài thi song có một đề cương sơ lược tốt, thí sinh sẽ chủ động, bình tĩnh khi làm bài, đảm bảo thực hiện được các câu hỏi với nội dung phù hợp, sát với yêu cầu của đề thi.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát nội dung, chương trình học đội tuyển
STT Nội dung Đồng ý % đồng ý
1 Rất nặng, quá nhiều kiến thức, bài tập 2 4%
2 Nặng, nhiều kiến thức, bài tập 13 23%
3 Quá căng thẳng, nhiều buổi học 4 7%
4 Căng thẳng, hơi nhiều buổi học 11 20%
5 Vừa phải, phù hợp 41 73%
6 Nhẹ nhàng 0 0%
Dựa vào kết quả thống kê ý kiến của 56 em học sinh các đội tuyển HSG có thể thấy đa số các em (73%) cho rằng nội dung, chương trình học đội tuyển như hiện nay là vừa phải, phù hợp. Nhà trường tiến hành thành lập đội tuyển sớm và các em học cả trong dịp hè nên có nhiều thời gian học tập mà không bị dồn ép. 23% số học sinh được hỏi cho rằng chương trình học nặng, nhiều kiến thức, bài tập và 20% cho rằng chương trình học căng thẳng với hơi nhiều số buổi học. Chỉ có 2 em
(chiếm 4%) học sinh được hỏi cho rằng nội dung chương trình học rất nặng, quá nhiều kiến thức, bài tập và 4 em (chiếm 7%) thấy nội dung học quá căng thẳng và có quá nhiều buổi học. Số liệu trên cho thấy phần đông các em đã bắt nhịp được với chương trình học đội tuyển, các em được tạo điều kiện học bù các môn khác sau thi nên không cảm thấy áp lực nhiều. Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít các em áp lực học đội tuyển tương đối lớn, các em phải tiếp thu lượng kiến thức quá nhiều, quá căng thẳng và nhiều buổi học. Nhà trường nên có sự phân hóa học sinh tốt hơn nữa, có thể tăng cường và giảm tải theo từng đối tượng học sinh bằng cách ra các bài tập tối đa và tối thiểu để học sinh có thể phát huy hết khả năng của mình mà vẫn giữ được hứng thú, say mê học và không bị mệt mỏi, áp lực.
Quản trị việc kiểm tra đánh giá cũng có vai trị rất quan trọng. Thơng qua kiểm tra, đánh giá bài làm để giáo viên có thể củng cố đào sâu, chính xác hóa kiến thức, chữa những lỗi sai để từ đó hồn thiện bài làm cho học sinh. Để việc kiểm tra có hiệu quả, giáo viên soạn đề kiểm tra bám sát chương trình cơ bản, chương trình chuyên và chuyên sâu; bám sát cấu trúc, thời gian, phạm vi kiến thức của đề thi; chấm và chữa bài chi tiết, rút kinh nghiệm từng câu, từng ý cho học sinh, quá trình chấm chữa bài học sinh khơng nên chỉ chú trọng vào những bài theo khuôn mẫu đầy đủ mà phải quan tâm đến những chỗ độc đáo, sâu sắc, phải sửa kĩ, phê kĩ và thật sự nghiêm khắc khi đánh giá. Mặt khác, mỗi giáo viên đều có nhật kí chấm bài để biết được mức độ của từng em, từ đó có phát hiện, bổ sung cho những bài viết tiếp và khắc phục những vấn đề mà học sinh gặp phải, có những tác động tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trong quá trình học, nhà trường đã tổ chức nhiều đợt thi khảo sát:
Đối với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, được tổ chức vào tháng 12 hoặc tháng 01 hằng năm, và kì thi HSG cấp ĐHQGHN thường tổ chức vào tháng 9 hằng năm, HS sẽ tham dự 3 vòng thi khảo sát vào tháng 1, tháng 5, tháng 8. Đội tuyển chính thức thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT sẽ lấy từ HS đạt giải HS giỏi cấp ĐHQGHN cho đến hết chỉ tiêu (thường là 6 chỉ tiêu theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp).
Vời kỳ thi chọn HSG các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào tháng 4 hằng năm: các tổ chuyên mơn lên kế hoạch
thi khảo sát (3 vịng vào các tháng 9, tháng 1, tháng 3), kết hợp trung bình kết quả của 3 bài thi tập trung và đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình học tập để thành lập đội tuyển tham dự kỳ thi của đơn vị mình, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát ý kiến học sinh về việc kiểm tra, đánh giá
STT Nội dung Đồng ý % đồng ý
1 Tổ chức quá nhiều vòng thi, phức tạp, nặng nề 4 7% 2 Tổ chức nhiều vòng thi chọn đội tuyển là phù hợp 30 54% 3 Đề thi q khó, khơng sát với chương trình học 0 0% 4 Đề thi đánh giá đúng năng lực học sinh 37 66%
5 Đề thi nhẹ nhàng, chưa phù hợp 1 2%
Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy phần lớn số học sinh được hỏi (54%) đồng ý cho rằng tổ chức nhiều vòng thi tuyển là phù hợp và 66% học sinh cho rằng đề thi đánh giá đúng năng lực học sinh. Chỉ có 4 trong số 56 học sinh được hỏi (chiếm tỷ lệ 7%) cho rằng tổ chức quá nhiều vịng thi, phức tạp, nặng nề. Khơng có học sinh nào cho rằng đề thi quá khó, khơng sát với chương trình học. Chỉ có 1 học sinh (chiếm tỷ lệ 2%) cho rằng đề thi nhẹ nhàng, chưa phù hợp. Nhưng có đến 39% học sinh phân vân không rõ việc tổ chức thi như hiện nay là đã phù hợp chưa và có đến 32% học sinh phân vân và chưa nhận xét được về chất lượng của đề thi. Điều này cho thấy nhà trường cần có các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá cho phù hợp hơn với đối tượng học sinh của trường.
2.4.4.3. Quản trị các chế tài về thi đua, khen thưởng
Thi đua, khen thưởng học sinh luôn được BGH nhà trường quan tâm. Thành tích mà các em đạt được khơng chỉ là niềm tự hào của bản thân các em và gia đình mà cịn là niềm vui, niềm tự hào của nhà trường. Sau mỗi kỳ thi các em đều được nhà trường tuyên dương và khen thưởng kịp thời, trang trọng theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường và các quy định của ĐHQGHN.
Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường thì mức khen thưởng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố hoặc tương đương trở lên:
+ Giải nhất: 500.000đ + Giải nhì: 300.000đ + Giải ba: 200.000đ
+ Giải khuyến khích: 100.000đ
- Khen thưởng đối với các học sinh đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc Gia trở lên:
+ Giải nhất: 1.000.000đ + Giải nhì: 800.000đ + Giải ba: 500.000đ
+ Giải khuyến khích: 300.000đ
Phần thưởng của nhà trường tuy nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, là nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phấn đấu.
Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát mức độ hài hòng của học sinh về chế độ thi đua khen thưởng
Qua khảo sát 56 học sinh đội tuyển thì 49 học sinh (chiếm tỉ lệ 87%) hài lòng với chế độ khen thưởng hiện nay, chỉ có 7 học sinh (chiếm tỉ lệ 13%) cho rằng chế độ khen thưởng là chưa thỏa đáng (ví dụ: tiền thưởng ít).
Khen thưởng là sự động viên, biểu dương, ghi nhận cơng lao, thành tích của tập thể, cá nhân. Công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường đã thực sự trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào dạy tốt, học tốt. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với
những thành tựu điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên.
Bảng 2.13: Thống kê sự hỗ trợ và khuyến khích mà học sinh nhận được
STT Nội dung Đồng ý % đồng ý
1 Học bổng của nhà trường/các tổ chức khác 0 0% 2 Các chế độ ưu tiên trong quá trình học tập trên
lớp: xếp loại học lực, thi đua 11 20%
3 Sự quan tâm, động viên thường xuyên của GV
chủ nhiệm, GV bộ môn, GV phụ trách đội tuyển 34 61% 4 Sự khuyến khích, động viên, tạo điều kiện của
tập thể lớp 12 21%
5 Sự động viên, quan tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện của gia đình 42 75%
Qua bảng số liệu khảo sát 56 học sinh các đội tuyển có thể thấy các học sinh nhận được nhiều nhất là sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Các em nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ lớn nhất là từ phía gia đình (chiếm 75% số học sinh được hỏi). 34 học sinh (chiếm tỷ lệ 61%) nhận được sự quan tâm, động viên thường xuyên của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, GV phụ trách đội tuyển. Sự quan tâm về mặt vật chất như học bổng, chế độ đãi ngộ về học phí để các em đỡ phần nào khó khăn trang trải chi phí học tập đội tuyển thì chưa em nào nhận được. Cũng khơng có nhiều em (20%) nhận được chế độ ưu tiên trong quá trình học tập trên lớp trong khi các em rất lo lắng nếu mình đầu tư nhiều cho mơn chun thì sẽ ảnh hưởng đến điểm số các môn học khác. Nhà trường cần có biện pháp hỗ trợ tốt hơn về mặt vật chất và chế độ ưu tiên trong học tập để khuyến khích các em tham gia đội tuyển và yên tâm học hành.