3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể, chi tiết theo
phẩm đầu ra, đồng thời quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG.
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng và phát triển hệ thống các trường THPT để thực hiện nhiệm vụ phát hiện các học sinh giỏi, có năng lực tốt để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng có chất
lượng hiệu quả để đào tạo nhân tài, mang đến nguồn lực lao động chất lượng cao cho đất nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập chính là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Việc đề ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, nhân viên, GV và học sinh toàn trường về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG là vơ cùng quan trọng vì nhận thức đúng đắn sẽ tạo nên quyết tâm để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, nâng cao nhận thức của tồn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT như trường THPT Khoa học Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chiến lược và kế hoạch chi tiết của hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường, từ đó xây dựng chiến lược dài hạn cho từng giai đoạn phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường trong quá trình phát triển thực tiễn của nhà trường. Dựa trên kế hoạch chiến lược, tiến hành cụ thể hóa thành kế hoạch trung hạn và ngắn hạn gắn với từng sản phẩm đầu ra của mỗi hoạt động nhằm làm công cụ giám sát, kiểm tra và đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện.
Để các chiến lược, kế hoạch được triển khai đạt hiệu quả cao cần đẩy mạnh công tác quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG. Để thực hiện hoạt động này, trước tiên, BGH nhà trường cũng cần nắm rõ được tầm quan trọng chiến lược của hoạt động bồi dưỡng HSG của trường là nhiệm vụ thường xuyên gắn với sự phát triển của nhà trường. Chính vì vậy BGH cần có tầm nhìn và có sự đầu tư thích đáng vào các nội dung cụ thể của chiến lược, kế hoạch theo từng mảng quản trị các hoạt động chính của nhà trường như: đào tạo đội ngũ GV, xây dựng cơ sở vật chất và tạo mọi nguồn lực để phát triển và nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
Tiếp theo việc tuyên truyền và phổ biến về kế hoạch, chiến lược gắn với sản phẩm đầu ra cho từng hoạt động cần được thông tin đến mọi cán bộ, GV, các bậc CMHS và đặc biệt là GV trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển để nhận thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT, giúp các đối tượng tham gia đến hoạt động này,
định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, tồn diện, cân bằng về tình cảm và nhận thức. Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia giáo dục, những chuyên gia về các lĩnh vực tâm lý, xã hội khác về nói chuyện, trao đổi với cán bộ, GV, CMHS và HS để mọi người có thể nâng cao nhận thức, hiểu biết và có định hướng đúng đắn cho quyết tâm và tương lai của chính HS và con em mình. Ngồi ra, trong các dịp lễ, đầu năm hoặc cuối năm nhà trường, ban thi đua khen thưởng cũng có các hình thức vinh danh những GV và HS có những thành tích nổi bật trong bồi dưỡng HSG để giáo dục và khắc sâu sự tự hào về truyền thống và thành tích của nhà trường. Trong các buổi học hàng ngày, bằng lòng say mê, nhiệt huyết của mình, bằng những kinh nghiệm đúc kết của mình GV dần dần, từng bước thắp lửa cho HS của mình, giúp các em nhận thức đúng đắn nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với tương lai của mình, với nhà trường và với đất nước.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Trước tiên, tổ chức đánh giá thực trạng chiến lược và kế hoạch của hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường để điều chỉnh và phát triển thành chiến lược dài hạn cho từng giai đoạn phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường. Mặt khác, từ chiến lược, kế hoạch dài hạn tiến hành cụ thể hóa thành kế hoạch trung hạn và ngắn hạn gắn với từng sản phẩm đầu ra của mỗi hoạt động nhằm làm công cụ giám sát, kiểm tra và đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện. Bám sát kế hoạch và các sản phẩm đề ra để đánh giá và điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết để đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và khả thi cho từng giai đoạn, phù hợp với thực tiễn phát triển của nhà trường trong từng thời điểm.
Tiếp theo, cần thực hiện hoạt động điều tra, khảo sát để nắm được thực trạng về nhận thức của đội ngũ cán bộ, GV, HS về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG. Dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể để nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, HS và cộng đồng xã hội về hoạt động bồi dưỡng HSG. Đồng thời, nhà trường tiến hành các buổi hội thảo đổi mới theo phương pháp học tập đối với HS của trường, đổi mới về phương pháp bồi dưỡng HSG đối với GV giảng dạy bồi dưỡng đội tuyển HSG. Ngoài ra, nhà trường cần tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các đợt tập huấn, hội thảo do Bộ GD&ĐT, các trường THPT
Chuyên trong ĐHQGHN, các hội thảo tại các cuộc thi HSG khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ… tổ chức nhằm bổ sung thêm thông tin và nâng cao kĩ năng, kiến thức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất có thể. Các tài liệu đó có thể được tổ chức biên soạn thành các tài liệu tham khảo cho GV và HS. Ngoài ra, nhà trường nên chú trọng hoạt động tổ chức gặp mặt với CMHS có con, em tham gia các đội tuyển khi thành lập đội tuyển và trước khi ôn luyện HSG để CMHS nhận thức đúng đắn, tạo sự đồng thuận, hợp tác tốt với nhà trường.
Kế tiếp, sau mỗi kỳ thi, nhà trường tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về các nội dung đã triển khai trong hoạt động bồi dưỡng HSG. Cần kịp thời thông báo kết quả đến Ban đại diện CMHS, HS toàn trường, đồng thời khen thưởng GV, HSG nhằm động viên, khích lệ kịp thời những GV, HS có thành tích về giảng dạy, học tập và phát động những đợt thi đua mới, hướng tới mục tiêu dạy tốt, học tốt trong các kỳ thi HSG tiếp theo, qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Việc xây dựng chiến lược dài hạn, khả thi và kế hoạch chi tiết theo sản phẩm đầu ra gắn với chiến lược, đồng thời quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG là vô cùng cần thiết cần được BGH và các tổ trưởng chuyên môn thực hiện đồng nhất, có tính khoa học. Ngồi ra các kế hoạch cần được đưa ra sớm để các giáo viên lãnh đội có thể nắm được tinh thần, nội dung và nhiệm vụ của mình sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cơng việc. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược dài hạn, khả thi và kế hoạch chi tiết theo sản phẩm đầu ra gắn với chiến lược, đồng thời quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG cần phải được cụ thể hóa bám sát thực tế và tình hình chung của nhà trường trong giai đoạn nhất định. BGH, các tổ trưởng chuyên môn cần họp với nhau, cùng bàn bạc, đồng thời lấy ý kiến, nguyện vọng của giáo viên để cùng đưa ra kế hoạch và phương hướng. Đặc biệt, để nâng cao hơn nữa hoạt động xây dựng chiến lược dài hạn, khả thi và kế hoạch chi tiết theo sản phẩm đầu ra gắn với chiến lược, đồng thời quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG cần được đưa ra trong cuộc họp đầu năm học, họp cha mẹ
học sinh để các giáo viên lãnh đội và tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi cũng như cha mẹ học sinh có thể nắm được mục tiêu và nội dung của cơng việc. Ngồi ra, các lực lượng quản trị triển khai kế hoạch cần phối hợp chặt chẽ với nhau, có trách nhiệm cao với mảng của mình, bám sát tình hình thực tế để có thể có những xử lý tình huống mềm dẻo mà lại mang lại hiệu quả cao.