Tổ chức nghiên cứu khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 48 - 50)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT KHGD, từ đó đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy, học của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cũng như quá trình dạy đại trà của nhà trường. Nghiên cứu cũng có thể giúp nhân rộng kinh nghiệm quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cho các trường THPT có cùng điều kiện và đặc thù hoặc có mơ hình tương đồng với trường THPT Khoa học Giáo dục.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Tác giả đã tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý (bao gồm Ban giám hiệu, Tổ trưởng/Tổ phó các tổ chuyên môn), giáo viên dạy đội tuyển (20 người) và học sinh các đội tuyển Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học đã có thời gian tham gia học bồi dưỡng HSG ít nhất 1 năm (56 học sinh) của trường THPT Khoa học Giáo dục.

Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của trường giai đoạn từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 08 năm 2019.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Đối với nhóm cán bộ quản lý và giáo viên: khảo sát nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, thực trạng lập kế hoạch, triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển HSG; đánh giá về năng lực HS đội tuyển; khảo sát về mức độ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn/ bồi dưỡng nâng cao trình độ trong 3 năm qua; mức độ thường xuyên sinh hoạt chuyên môn trao đổi nâng cao trình độ; mức độ thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của học sinh đội tuyển; sự hài lòng về chế độ đãi ngộ của nhà trường với GV dạy bồi dưỡng; những khó khăn trong quá trình dạy đội tuyển; nhận xét về cơ sở vật chất của nhà trường.

Đối với nhóm học sinh: khảo sát lí do HS tham gia học đội tuyển; nhận thức của HS về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG; nhận xét của HS về nội dung, chương trình học, về việc kiểm tra, đánh giá đội tuyển; ý kiến của HS về năng lực, thái độ của GV dạy bồi dưỡng; nhận xét về cơ sở vật chất của nhà trường; mức độ hài lòng về chế độ khen thưởng cho học sinh đạt giải hiện nay; thống kê sự hỗ trợ, khuyến khích mà HS đội tuyển đã nhận được.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích các tài liệu thứ cấp liên quan đến lý luận quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học, quản trị chất lượng giáo dục, quản trị nhà trường, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của nhà nước, của Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quản trị và hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; tổng hợp các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các luận văn về quản lý chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và các luận văn quản lý giáo dục liên quan.

2.2.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Các phương pháp cơ bản: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, nêu vấn đề và đề xuất những biện pháp, kết hợp với trao đổi, phỏng vấn, điều tra. Cụ thể là:

+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra: Tác giả xây dựng các mẫu phiếu: Phiếu khảo sát dành cho học sinh (56 phiếu), Phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV trong trường (20 phiếu) để khảo sát thực trạng quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT Khoa học Giáo dục.

+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã trao đổi trực tiếp, tham khảo ý kiến các CBQL là BGH, các tổ trưởng/tổ phó các tổ chun mơn và một số GV trực tiếp dạy đội tuyển về thực trạng công tác quản trị bồi dưỡng đội tuyển, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần quản trị hiệu quả hơn hoạt động bồi dưỡng HSG.

+ Lấy ý kiến chuyên gia: thông qua các buổi tập huấn, hội thảo về đào tạo GV của trường ĐHGD, hội thảo GV các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng

bằng Bắc Bộ, tác giả đã xin ý kiến các chuyên gia là giảng viên trường ĐHGD, lãnh đạo các trường chuyên, các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong bồi dưỡng, ra đề thi HSG cấp quốc gia về một số các biện pháp đề xuất có khả thi và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.

2.2.4.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin

Dùng thống kê toán học để thống kê các kết quả khảo sát liên quan đến các nội dung nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)