3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.6. Biện pháp 6: Cải tiến chế độ, chính sách thi đua khen thưởng để
khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG.
3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Mọi hoạt động nói chung đều cần có một thời gian biểu hợp lý để công việc được triển khai khoa học, hiệu quả và chất lượng. Đặc biệt, đối với hoạt động bồi dưỡng HSG là hoạt động trí tuệ cao việc sắp xếp thời gian dạy hợp lý, khoa học cho GV dạy đội tuyển, không kiêm nhiệm quá nhiều việc và dạy quá định mức các tiết dạy đại trà; cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng; tổng kết công tác thi đua, biểu dương các gương dạy tốt, học tốt, nhân điển hình tiên tiến để khuyến khích HS và GV tham gia bồi dưỡng HSG càng trở thành điều kiện cấp thiết tạo tiền đề cho sự thành công của hoạt động. Đối với mỗi cá nhân việc kết quả công việc mà mình phấn đấu được ghi nhận và khen thưởng là rất cần thiết, mang tính động viên, khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của cá nhân đó. Có thể thấy, tính tất yếu đối với mỗi người là sự coi trọng danh dự và được thể hiện bản thân để phát huy mọi năng lực vốn có của mình, đồng thời cũng là sự phấn đấu vươn lên. Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thì cơng tác thi đua khen thưởng phải hết sức khách quan, công bằng, thỏa đáng.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Trước hết lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn và các GV phụ trách và tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG cần thấy rõ vai trò quan trọng của công tác kế hoạch và lập kế hoạch, cần tạo điều kiện tối đa nhất cho đội ngũ GV tham gia công tác bồi dưỡng HSG để đảm bảo việc sắp xếp thời gian dạy hợp lý, khoa học cho GV dạy đội tuyển, không kiêm nhiệm quá nhiều việc và dạy quá định mức các tiết dạy đại trà. Đặc biệt, cần đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo hướng khen đúng đối tượng, trúng thời điểm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ GV, nhân viên, các bậc CMHS, các em HS nhận thức đúng đắn về các phong trào thi đua của nhà trường và các tổ chức đoàn thể. Chú trọng nhất việc triển khai các phong trào thi đua, bình xét phải cơng bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp nhằm tạo thành động lực thúc đẩy phong trào. Các phong trào thi đua đều phải hướng tới mục tiêu chung của nhà trường là nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và cơng tác bồi dưỡng HSG nói riêng.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
Trước tiên, cần có chỉ đạo thơng suốt từ BGH đến các Tổ chuyên môn và các GV trong toàn trường về chủ chương việc sắp xếp thời gian dạy hợp lý, khoa học cho GV dạy đội tuyển, không kiêm nhiệm quá nhiều việc và dạy quá định mức các tiết dạy đại trà để đưa vào kế hoạch chi tiết cho cả một giai đoạn dài hơi, tránh trường hợp “chắp vá” theo thời vụ khơng đảm bảo kính kế thừa, phát triển và tính bền vững theo nền tảng của cả quá trình bồi dưỡng HSG.
Tiếp đó, cơng tác thi đua - khen thưởng trong nhà trường cần được thực hiện qua rất nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo sự động viên, khuyến khích kịp thời, cơng khai minh bạch. Nhà trường củng cố hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng để hằng năm lựa chọn, đề xuất và bình bầu những cá nhân tiêu biểu đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi HSG quốc gia, ĐHQGHN, cấp trường để đưa ra những hình thức khen thưởng thích hợp để động viên khích lệ tinh thần của học sinh tồn trường. Ngoài ra, những cá nhân xuất sắc sẽ được nhà trường đề xuất với trường ĐHGD, ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT để có biện pháp khen thưởng. Nhà
trường cùng Hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức các đợt thi đua trong năm học phù hợp với từng thời điểm và tình hình thực tiễn của nhà trường để tồn thể GV, HS có quyết tâm, tinh thần phấn đấu đạt những thành tích cao. Ưu tiên các tiêu chí thi đua của từng đợt với thành tích cơng tác bồi dưỡng HSG đối với tổ chuyên môn, GV, các khối lớp HS để khích lệ tinh thần của học sinh, giáo viên trong việc bồi dưỡng HSG. Đồng thời chú trọng công tác sơ kết, lựa chọn những GV và HS đạt thành tích xuất sắc trong cơng tác dạy – học, bồi dưỡng HSG để biểu dương, khen thưởng. Hơn nữa, cần đề cao uy tín của những GV có HSG đạt giải được hưởng ưu tiên đãi ngộ phù hợp như có bằng khen, giấy khen ghi nhận thành tích, có phần thưởng vật chất xứng đáng, dành phần thưởng cho GV đi tham quan, học tập thực tế, tăng lương trước thời hạn...
Ngồi ra, để cơng tác thi đua khen thưởng của nhà trường thiết thực, hiệu quả thì nhà trường cần phải đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá như: xây dựng quỹ khuyến học, quỹ thi đua - khen thưởng của Ban đại diện hội CMHS nhà trường. Phối hợp với các tổ chức, các nhà tài trợ và Ban đại diện hội CMHS nhà trường xây dựng các qui chế để sử dụng các quỹ cho việc khen thưởng GV, HS có thành tích xuất sắc trong các kì thi chọn HSG cấp ĐHQGHN và Quốc gia nhằm tạo động lực đủ mạnh khích lệ đội ngũ GV giảng dạy phát huy năng lực, cống hiến cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Với nhóm giải pháp về chế độ khen thưởng, để thực hiện có hiệu quả cao, cần nghiên cứu chủ chương của các cấp quản lý về cơng tác thi đua khen thưởng, từ đó rà sốt, bổ sung các văn bản qui định của nhà trường để cụ thể hóa thành các qui định cụ thể về các chế độ thi đua khen thưởng. Trong đó, cần lưu ý có qui định bằng văn bản việc sắp xếp thời gian dạy hợp lý, khoa học cho GV dạy đội tuyển, không kiêm nhiệm quá nhiều việc và dạy quá định mức các tiết dạy đại trà; cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng; tổng kết cơng tác thi đua, biểu dương các gương dạy tốt, học tốt, nhân điển hình tiên tiến để khuyến khích HS và GV tham gia bồi dưỡng HSG. Đặc biệt, các văn bản qui định về chế độ thi đua, khen thưởng cần được lấy ý
kiến toàn thể cán bộ, GV trong quá trình xây dựng và khi ban hành cần được phổ biến, quán triệt đến toàn bộ cán bộ, GV, nhân viên và học sinh trong tồn trường để bảo đảm cơng khai, minh bạch và thống nhất cách hiểu, cách tổ chức thực hiện.