Những yếu tố tác động tới quản trị hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 39 - 43)

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Yếu tố thuộc về nhà quản trị

Hiệu trưởng là người có vai trị quan trọng nhất trong q trình định hướng, thiết lập, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, tạo cảm hướng và thúc đẩy các hoạt động đem lại sự thành công cho nhà trường. Người hiệu trưởng phải có kiến thức về quản trị trường học, nắm vững các chủ trương chính sách của ngành, am hiểu về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, sẵn

sàng thích ứng với sự thay đổi trong giáo dục, là người tạo tầm nhìn chiến lược, dẫn dắt, lơi cuốn, tư vấn và hỗ trợ.

Trong quản trị bồi dưỡng HSG, Hiệu trưởng xác định mục tiêu cần đạt được, định hướng chiến lược, quản lý các quá trình quản trị để đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo hoặc phân cơng các Phó hiệu trưởng phụ trách từng mảng việc như phê duyệt kế hoạch giảng dạy và học tập, phân công GV phụ trách đội tuyển, GV dạy bồi dưỡng HSG, chỉ đạo quy trình tuyển chọn đầu vào cho đội tuyển, quản lý cơ sở vật chất, tài chính, và các nguồn lực khác để hỗ trợ chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; xây dựng và quản trị công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho GV và HS.

Hiệu trưởng xây dựng và duy trì dữ liệu và hệ thống thông tin liên lạc với CMHS để cung cấp thông tin về hoạt động của các đội tuyển; phát triển hệ thống quản trị để quản lý một cách cơng bằng và bình đẳng tránh xung đột giữa các học sinh, giáo viên và nhân viên, các nhà lãnh đạo, gia đình và cộng đồng; Quản lý các quá trình quản trị và yếu tố chính trị trong và ngồi nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.5.1.2. Yếu tố thuộc về giáo viên, học sinh

Năng lực và chất lượng đội ngũ GV dạy bồi dưỡng đội tuyển là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất, trực tiếp nhất đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. GV lãnh đội là những người tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành năng lực, phẩm chất của đội ngũ HSG. Vì vậy, việc lựa chọn và nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ GV phụ trách đội tuyển, GV dạy bồi dưỡng là một nhiệm vụ trọng tâm mà nhà quản trị cần hướng tới nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.

Chất lượng học sinh đội tuyển cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của đội tuyển. Nhà quản trị cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí để lựa chọn những học sinh có năng lực, ý chí, nổi trội, u thích, say mê mơn học, ham học hỏi, cần cù tích lũy và chăm chỉ rèn luyện để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát huy hết năng lực của học sinh. Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đầu vào và sự nỗ lực của mỗi HSG.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Môi trường giáo dục và môi trường dạy học có sự phối hợp chặt chẽ giữa n hà trường, gia đình và xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển

năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh. Chính vì vậy, nhà quản trị phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội với mục đích tạo sự đồng thuận, thống nhất quan điểm, nội dung và phương pháp giáo dục.

Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến GD&ĐT; các thông tư, văn bản hướng dẫn, các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, quy chế chun mơn... chính là cơ sở pháp lý để sắp xếp tổ chức, xây dựng cơ chế quản trị, điều hành nhân sự, xác định mục đích, nội dung, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng HSG. Nhà quản trị cần nắm vững những văn bản chính sách này để thực hiện việc quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG đúng quy định và đạt được mục tiêu chất lượng.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT. Nội dung chương đã đề cập đến hệ thống văn bản của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dưỡng HSG, các cơng trình, đề tài nghiên cứu về quản lý, quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG ở nước ta. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi, quản trị trường học và quản trị các hoạt động giáo dục, quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, mục đích, tầm quan, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT đã được phân tích và làm sáng tỏ. Chương 1 cũng đã phân tích các nội dung của quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG bao gồm: Quản trị xây dựng và thực thi chiến lược dài hạn và kế hoạch chi tiết theo năm học của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản trị hoạt động xây dựng chương trình, nội dung dạy và học nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản trị hoạt động lựa chọn và tổ chức bồi dưỡng, xây dựng chế tài cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản trị hoạt động theo quá trình học tập và các chế tài đối với học sinh tham gia đội dự tuyển và đội tuyển (lựa chọn đầu vào đội dự tuyển, đội tuyển; quá trình học tập của, kiểm tra, đánh giá học sinh giỏi, các chế tài về khen thưởng, kỉ luật); Quản trị cơ sở vật chất, trang thiết bị; Quản trị hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đồng thời, chương 1 cũng đã phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị bồi dưỡng HSG ở các trường THPT.

Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT Khoa học Giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề này sẽ được chúng tơi tiếp tục trình bày ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHOA HỌC GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông khoa học giáo dục, trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)