Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Thành phố hải phòng hay còn gọi với một cái tên rất thân thương là thành phố hoa phượng đỏ,thuộc châu thổ sông hồng,cách thủ đô hà nội 120km,có tổng diện tích là 152300 ha,chiếm 0,45% diện tích cả nước (Trang 106)

động dạy - học ở trường THCS Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Khả nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống các biện pháp QLHĐDH được đề xuất nhằm bước đầu khẳng định vai trò của các biện pháp QLHĐDH ở trường THCS Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

3.5.2. Nội dung và cách tiến hành

Đề đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của của các biện pháp đề xuất , tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phỏng vấn, điều tra qua phiếu, trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, tổ trưởng, tổ phó và một số GV cốt cán, GV có kinh nghiệm tại trường THCS Giang Biên. Trong đó xin ý kiến của 2 đồng chí BGH, 4 đ/c TC , và 27 giáo viên, 6 chuyên viên và cốt cán chuyên môn PGD tổng 39 người. Việc đánh giá đực tiến hành trên phương diện tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp :

- Đánh giá tính cần thiết và cách tính điểm như sau: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết ( 2 điểm); Không cần thiết (1 điểm).

- Đánh giá tình khả thi và cách tính điểm: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần Cần Không cần Điển Tb Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điển Tb Thứ bậc 1 Biện pháp 1 38 1 0 2,97 4 29 8 2 2,69 4 2 Biện pháp 2 36 3 0 2,92 2 29 9 1 2,72 3 3 Biện pháp 3 39 0 0 3,00 1 37 2 0 2,95 1 4 Biện pháp 4 25 10 4 2,54 6 23 10 6 2,44 6 5 Biện pháp 5 35 4 0 2,90 3 32 7 0 2,82 2 6 Biện pháp 6 34 3 3 2,85 5 29 5 5 2,62 5

Biện pháp 1: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng hiệu quả hoạt động tổ CM.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động dạy, đổi mới KTĐG theo tiếp cận năng lực người học.

Biện pháp 4: Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Biện pháp 6: Đổi mới quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

3.5.3. Kết quả và phân tích

3.5.3.1. Về tính cần thiết

Trong tổng số 39 cán bộ giáo viên được phỏng vấn, thăm dò ý kiến trả lời 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng hiệu quả hoạt động tổ CM.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động dạy, đổi mới KTĐG theo tiếp cận năng lực người học.

Biện pháp 5: Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Trên đây được xem là các biện pháp rất cần thiết mà chúng ta phải thực hiện ngay và biện pháp này phải được ưu tiên hàng đầu trong việc tiếp cận chương tình giáo dục phổ thông mới, được đánh giá gần như tuyệt đối rất cần thiết, đó là biện pháp then chốt trong quản lý HĐDH theo tiếp cận chương trình, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục ngày nay.

3.5.3.2. Về tính khả thi.

Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các giải pháp được đánh giá đều có tính khả thi. Đại đa số các ý kiến cho rằng các giải pháp có thể thực hiện được khi thực hiện chương trình GDPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục

Tiểu kết Chương III

Trên cơ sở phân tích thực trạng các biện pháp quản lý HĐDH và QLHĐDH tại trường THCS Giang Biên, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng việc tiếp cận chương trình GDPT mới sau 2015, các biện pháp và cách thức thực hiện khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung nâng cao chất lượng dạy - học đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Tất cả các biện pháp này đều được CBQL, chuyên gia, chuyên viên, giáo viên đánh giá là cần thiết phải thực hiện có tính khả thi cao. Để tất cả các biện pháp có hiệu quả địi hỏi sự đồng thuận, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao tất cả mọi người, vì học sinh thân yêu, vì tương lai đất nước.

Trong số các biện pháp đó Biện pháp 3: Quản lý hoạt động dạy, đổi mới KTĐG theo tiếp cận năng lực người học. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động học tập của học sinh. được đánh giá là hai biện pháp then chốt nhất trong quản lý HĐDH đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Nội dung các biện pháp mang tình lâu dài, tuy nhiên trong mỗi biện pháp đều có một số nội dung mang tính đột phá. Các biện pháp không phải bất biến trong trường khi thực hiện, mà sẽ áp dụng trong điều kiện cụ thể phù hợp với thực tiễn nhà trường thì tính đột phá, hiệu quả mang lại sẽ cao. Hiệu trường cần có sự linh hoạt ưu tiên lựa chọn các giải pháp quản lý phù hợp có tính khả thi cao.

K T LUẬN VÀ KHUY N NGHỊ 1.Kết luận

- Thông qua việc nghiên cứu lý luận dạy học, nghiên cứu đổi mới giáo dục tác giả nhận thấy đổi mới trong giáo dục là việc làm cần thiết phù hợp tình hình thực tiễn chung của đất nước và trước những nhu cầu phát triển hội nhập thế giới. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS Giang Biên dần tiếp cận chương trình GDPT mới sau 2015 địi hỏi Hiệu trưởng phải có tầm nhìn, xác định đúng thực trạng, xây dựng các biện pháp quản HĐDH có tính khả thi và hiệu quả cao cho từng giai đoạn.

- Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH tại trường THCS trên địa bàn cụm Vĩnh An, đặc biệt trường THCS Giang Biên, xây dựng một số biện pháp quản lý HĐDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp cận dần chương trình GDPT mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Tác giả đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình quản lý hoạt động dạy học, chỉ ra những hạn chế tại trường về cách thức quản lý, cơ sở vật chất, hoạt động dạy và học của GV và HS.

- Luận văn tác giả đã thu thập tương đối đầy đủ về thực trạng dạy học, quản lý HĐDH. Đối tượng mà tác giả trưng cầu ý kiến là CBQL, chuyên viên, TTCM, GV. Đồng thời tác giả dựa vào chính q trình cơng tác của bản thân, thông qua tư vấn các chuyên gia, cốt cán để đánh giá đúng thực tiễn và tổng hợp các biện pháp quản lý HĐDH của các trường trong cụm và trường mình trong nhiều năm qua, từ đó tác giả nhận thấy rằng có những biện pháp quản lý của HT đã làm tốt nhưng lại có những giải pháp làm chưa tốt. Tác giả đề xuất 6 giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới. Thơng qua 6 giải pháp đề xuất tác giả nhận thấy giữa các biện pháp đều có mỗi quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau làm tiền đề cho nhau phát triển, có những biện pháp quyết định, then chốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tiếp cận chương trình GDPT mới, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời kì đổi mới. Trong quá trình thực hiện giải pháp HT lựa chọn ưu tiên giải pháp vận dụng linh hoạt trong công tác quản lý.

2. Khuyến nghị.

2.1. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng.

Tăng cường tổ chức cho các trường trên địa bàn thành phố được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm đặc biệt trường có thành tích cao, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong quản lý HĐDH.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường trong việc thực hiện đổi mới trong giáo dục.

Tổ chức thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức hội thảo, các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, Đ PPDH cho đội ngũ CBQL, GV..

2.2. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Bảo

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cấp THCS có trình độ năng lực chun mơn vững vàng, có khả năng thích ứng nhanh đổi mới.

Phối hợp UBND huyện, phịng tài chính tạo điều kiện cho các trường được tăng cường thiết bị dạy học, sơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chun mơn điển hình để GV được học tập trao đổi kinh nghiệm.

2.3. Đối với trường

Tổ chức cho GV được nghiên cứu từng bước thực hiện các biện pháp đề xuất trong luận văn này, tùy mức độ, tình hình thực tế để thực hiện có hiệu quả.

Có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, thực hiện chương trình đổi mới. Khuyến khích GV tích cực tự học, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng theo kế hoạch để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trong đó chú trọng cơng tác bồi dưỡng đổi mới hoạt động dạy học của thầy và trò theo hướng chủ động, tích cực tiếp cận năng lực người học.

CBQL cần gương mẫu, tiên phong trong công cuộc đổi mới, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Kế hoạch tổ chức quản lý . Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb Thống kê, 1999.

2. Bộ GD & ĐT, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/ QĐ–BGDĐT ngày 02/4/2007

của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

3. Bộ GD&ĐT, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.

Ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/01/2006.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2014), Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn

bản toàn diện Giáo dục và Đào Tạo Website của Bộ GD – ĐT đăng ngày 12/02/2014 Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (tháng 8 năm 2015), Chương trình giáo dục phổ

thơng tổng thể, Hà Nội.

7. Chính phủ. Nghị Quyết số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn ban hành một số điều của Luật Giáo dục.

8. Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược

phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 77/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ, Hà Nội.

9. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Tồn tập, tập 23,Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản

lý, tái bản lần thứ 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị Quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,

13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về Giáo dục và khoa học giáo dục.

Nxb Giáo dục .

14. Phạm Minh Hạc , Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999

15. Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lý giáo dục. Viện Khoa học và Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Kiểm , Quản lý giáo dục và quản lý trường học. Viện Khoa học Giáo

dục, Hà Nội 1997.

17. Trần Kiểm , Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Viết Nhụ, Định hướng đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng

đội ngũ CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Hà Nội, 2004

20. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, Trường

CBQL TW, Hà Nội, 1989.

21. Nguyễn Ngọc Quang, Dạy học con đường hình thành nhân cách, Trường CBQL - ĐT, Hà Nội, 1989.

22. Quốc hội, Nghị Quyết 40/2000/QH10 Nghị quyết về đổi mới chương trình

giáo dục phổ thơng. Thông qua ngày 9/12/2000.

23. Quốc hội, Nghị Quyết 88/2014/QH13 Nghị Quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014

24. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục. Nxb Đại học sư

phạm, Hà Nội.

25. Trường CBQL GD&ĐT, các giải pháp cơ bản đổi mới quản lý trường phổ

thông (Đề tài: Giải pháp cơ bản đổi mới QLGD), Hà Nội, 2006

26. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần X, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà

Nội 2006.

27. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2001.

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL 3 trường THCS

Góp phần tìm ra các giải pháp QLHĐDH trường THCS nhằm đáp ứng CTGDPT mới. Đồng chí cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu nhân vào ơ phù hợp với mình

1. Tầm quan trọng của việc đổi mới tại trường nhằm tiếp cận chương trình GDPT mới.

Stt Nội dung QT BT KQT

1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về đổi mới

giáo dục

2 Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về vị trí các mơn học cấp THCS

3 Nâng cao năng lực quản lý cho CBQL, TT, GV

4 Nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên

5 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

6 Tác động chương trình GDPT mới đến nhà trường (thái độ, tâm lý, hiệu quả…) 2. Nội dung quản lý HĐDH đáp ứng yêu cầu giáo dục PT mới . Stt Nội dung QT BT KQT 1 Quản lý mục tiêu đổi mới, xây dựng kế hoạch, chương trình

2 Quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho ĐNGV

3 Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên về PP, kĩ thuật, hình thức dạy học

4 Quản lý việc chuẩn bị, lên lớp, tổ chức dạy học của giáo viên, quản lý nề nếp học tập của học sinh

5 Quản lý việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của giáo viên.

6 Quản lý sử dụng khai thác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

3. Thực trạng công tác quản lý dạy hoc của Hiệu trưởng trong việc đổi mới Nội dung quản lý đổi mới của Hiệu trưởng Mưc độ nhận thức Mức độ thực hiện QT BT KQT T BT KT 1. Quản lý xây dựng kế hoạch đổi mới 1/ Triển khai các văn bản chỉ đạo công tác đổi mới cấp THCS, xây dựng kế hoạch

2/Tổ chức các hội thảo, chuyên đề, cuộc thi về đổi mới

3/Tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm từ cốt cán

2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu CTGD mới 1. Xây dưỡng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch BD cho GV

4. Quản lý chuẩn bị bài, tổ chức hoạt động trên lớp, kiểm tra

đánh giá kết quả học tập học sinh

5. Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và công tác bồi dưỡng HSG

Một phần của tài liệu Thành phố hải phòng hay còn gọi với một cái tên rất thân thương là thành phố hoa phượng đỏ,thuộc châu thổ sông hồng,cách thủ đô hà nội 120km,có tổng diện tích là 152300 ha,chiếm 0,45% diện tích cả nước (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)