Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 48)

1.2.2 .Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

1.5.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đề ra. Mục tiêu GDĐĐNN cho học viên, sinh viên nói chung và cho học viên các trường cao

giai đoạn cách mạng mới. Thực tiễn đạo đức nghề nghiệp là hiện thực hóa nội dụng giáo dục đạo đức nghề nghiệp bằng hành vi đạo đức nghề nghiệp trong cuộc sống. Các hành vi này lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân hình thành nên thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức nghề nghiệp.

Việc xây dựng kế hoạch và chương trình ĐĐNN theo hướng đảm bảo giáo dục toàn diện cho học viên. Đây là nội dung xuất phát từ mục tiêu đổi mới că bản, toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong ngành CA hiện nay. Hướng tới đào tạo ra những cán bộ CAND không chỉ giỏi về chuyên mơn mà cịn phải tiêu biểu về phẩm chất đạo đức nhân cách, tâm huyết say mê nghề nghiệp. Chính vì thế nội dung QLGD ĐĐNN cho HV phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, chương trình GD ĐĐNN cho học viên các trường CAND cần bám sát mục tiêu của Nhà trường. Xây dựng kế hoạch cùng với thiết kế, triển khai kế hoạch, chương trình GD ĐĐNN tới các lực lượng GD trong nhà trường và tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động GD ĐĐNN cho học viên. [30]

Kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên có vai trị định hướng, quy định sự vận động, phát triển của nội dung, hình thức tổ chức giáo dục. Bản kế hoạch là căn cứ đề các lực lượng tham gia phối hợp cùng triển khai các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Kế hoạch GD ĐĐNN cho học viên trường ANND là bản thiết kế gồm các hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ được thực hiện. Trong kế hoạch chứa đựng những nội dung chương trình về cơng tác tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục ĐĐNN cho HV. Để tổ chức quản lý và giáo dục đạt hiệu quả, trước hết các nhà quản lý phải xây dựng được kế hoạch GD ĐĐNN cho HV.

Kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp chung cho học viên nhà trường. Đây là kế hoạch có tính dài hơi, gắn liền với tiến trình đào tạo của học viên theo khóa học.

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, các khoa, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp có tính cụ thể cho học viên theo năm học, kỳ học, theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường phân công.

Xây dựng và quản lý kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục là một quá trình ngay từ khi bắt đầu xây dựng kế hoạch đến khi tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong quá trình GD ĐĐNN cho HV, việc xây dựng và quản lý kế hoạch, chương trình hoạt động ngay từ đầu la một yếu tố quan trọng quyết định đến tính khả thi của hoạt động giáo dục đạo đức nghề cho học viên. Bởi vì chương trình, kế hoạch không những định hướng cho hoạt động của nhà quản lý mà còn chỉ dẫn nhà QLGD trong tồn trường ra các quyết định quản lý chính xác, phù hợp với yêu cầu của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của sự vận động, phát triển của hiện thực xã hội.

Quản lý kế hoạch, chương trình GD ĐĐNN cho HV các trường CAND được dựa trên cơ sở pháp lý, đó là những quy định trong Luật giáo dục, Quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Công An, Quy chế nhà trường và các văn bản pháp quy khác. Quản lý kế hoạch chương trình GD ĐĐNN cho HV là một quy trình chặt chẽ, nó được bắt đầu từ khâu thiết kế đến tổ chức thực hiện và đúc rút kinh nghiệm, bổ sung mục tiêu, kế hoạch, chương trình gắn với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Nhìn chung, lập kế hoạch chương trình GDĐĐNN cho HV trường CAND cần phải:

- Phân tích mục tiêu đào tạo, đánh giá thực trạng quản lý GD ĐĐNN cho học viên trường CAND. Đánh giá các tiềm lực, nguồn lực có thể huy động trong q trình thực hiện giáo dục cho học viên của nhà trường. Phân tích bối cảnh hiện tại của đơn vị.

- Tìm hiểu đặc điểm, khảo sát nhu cầu học viên.

- Xác định và thiết lập các mục tiêu về giáo dục ĐĐNN cho HV.

- Lựa chọn các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên theo lộ trình nhằm đáp ứng nhu cầu học viên và đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra.

- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động.

- Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong quá trình GD ĐĐNN của học viên khi còn tham gia học tập tại trường và sau khi ra trường.

- Xác định các biện pháp để tổ chức, quản lý có hiệu quả hoạt động GD ĐĐNN cho HV

Để nội dung kế hoạch hóa hoạt động GD ĐĐNN cho học viên đạt được kết quả như mong muốn, Nhà trường cần phải căn cứ vào kế hoạch GD-ĐT của Bộ GD-DT và Bộ CA, mục tiêu, chương trình giáo dục của nhà trường, nhu cầu bồi dưỡng của xã hội trong bối cảnh hiện nay...

1.3.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên

Tổ chức có nghĩa là q trình sắp xếp và bố trí các cơng việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của tổ chức.Tổ chức thực hiện kế hoạch GD ĐĐNN là q trình hiện thực hóa kế hoạch GD ĐĐNN đã thống nhất thành hiện thực. Đây là nội dung rất quan trọng, kết quả của hoạt động GD ĐĐNN cho HV trường CĐ ANND phụ thuộc nhiều vào khâu này.

Lãnh đạo cần căn cứ vào kế hoạch, chương trình giáo dục đã xây dựng để tiến hành tổ chức hoạt động GD ĐĐNN theo đúng thời gian, mục tiêu, đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình đào tạo đề ra đối với người CAND. Cần quán triệt thống nhất các mục đích, yêu cầu của GD ĐĐNN. Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ về kế hoạch GD ĐĐNN cho HV. Hiệu trưởng Nhà trường quán triệt, chỉ đạo các cấp quản lý trong nhà trường, đặc biệt là Hiệu phó và các tổ trưởng chun ngành, Đồn TN tun truyền, phổ biến nội dung kế hoạch GD ĐĐNN của trường. Qua đó, tạo sự thống nhất và đồng thuận về mục đích, phương thức tổ chức giữa các cấp quản lý, giữa quản lý, các giảng viên và toàn bộ học viên trong Trường.

Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung kế hoạch GD ĐĐNN, Hiệu trưởng cùng các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các lực lượng tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của các lực lượng tham gia. Các Khoa chun mơn là nịng cốt trong cơng tác quản lý, giáo dục học viên thông qua các giờ giảng trên lớp, Đồn Thanh niên là nịng cốt cho hoạt động GD ĐĐNN thông qua các hoạt động phong trào, đoàn thể ngoài giờ lên lớp. Học viên tích cực tham gia hoạt động GD ĐĐNN để nhà trường có những điều chỉnh phù hợp

trong q trình tổ chức GD ĐĐNN đáp ứng tình hình mới của đất nước. Hiệu trưởng chỉ đạo, thống nhất cơ chế quản lý, cơ chế phối hợp giữa Ban giám hiệu, Khoa chuyên mơn, các đồn thể trong Nhà trường và HV căn cứ vào đặc điểm HV và giải quyết các mối quan hệ của tổ chức, các mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức, các lực lượng xã hội ngoài nhà trường.

Trên cơ sở đó BGH Nhà trường hướng dẫn các bộ phận có liên quan tổ chức triển khai các nội dung hoạt động GD ĐĐNN. Thu thông tin phản hồi qua các kênh, tổ chức giám sát và điều chỉnh phù hợp; Huy động và phối hợp các mối quan hệ nội bộ trong nhà trường và các mối quan hệ ngoài nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động GD ĐĐNN HV được hiệu quả.

Tổ chức hiệp đồng phối hoạt động của các chủ thể GD ĐĐNN cho HV các HV, trường Đại học CAND. Để quản lý GD ĐĐNN cho HV các HV trường Đại học CAND đạt tính tối ưu, cần có nhiều lực lượng tham gia trong quá trình quản lý GD ĐĐNN. Mỗi lực lượng có vai trị, chức năng riêng, song đều hướng vào mục tiêu, yêu cầu GD và đào tạo của nhà trường. Do đó, tổ chức hiệp đồng phối hợp hoạt động các chủ thể GD ĐĐNN cho HV các HV, trường Đại học CAND là nội dung có tính tất yếu.

Sự phối hợp giữa các phòng chức năng, các tổ chức chuyên môn là nhân tố quan trọng để tổ chức, triển khai hoạt động GD, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả quản lý GD ĐĐNN. Biểu hiện tập trung của việc quản lý sự phối hợp ở chỗ: Trước hết, chủ thể hướng dẫn chỉ đạo quản lý GD ĐĐNN cho các HV gồm các cơ quan chức năng, khoa đào tạo, giáo viên, đơn vị quản lý, ban giám hiệu nhà trường và trực tiếp chỉ đạo các mặt hoạt động quản lý quá trình GD ĐĐNN cho HV. Phẩm chất, năng lực của các chủ thể GD có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín nghề nghiệp và tương lại cuả HV. Vì thế, giữ gìn và nâng cao phẩm chất, năng lực, của các chủ thể quản lý là rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý. [31]

Chủ thể trực tiếp quản lý GD ĐĐNN cho HV là đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ này trực tiếp tổ chức GD ĐĐNN, quản lý rèn HV về mọi mặt. Do đó, có vai trị rất to lớn đối với sự hình thành, phát triển nhân

ĐĐNN, mà còn là chủ thể GD, tự tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức của mình. Do đó, các HV trường Đại học CAND chỉ có thể nâng cao được chất lượng quản lý GD ĐĐNN khi HV ý thức đầy đủ về vai trò của tự quản lý, tự GD, tự bồi dưỡng, rèn luyện ĐĐNN của chính họ.

Tổ chức các điều kiện và xây dựng môi trường GD ĐĐNN cho HV các HV trường Đại học CAND. Huy động các điều kiện, các nguồn lực, tài lực và xây dựng môi trường GD ĐĐNN là một trong những nội dung quản lý không thể thiếu đối với các chủ thể quản lý GD trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GD ĐĐNN cho HV các HV trường Đại học CAND. Sự hình thành, phát triển nhân cách của con người ln chịu sự quy định bởi điều kiện hồn cảnh, nơi mà họ sống và hoạt động, giao tiếp xã hội, C. Mác cho rằng “sự phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của những liên hệ thực sự của họ”.

Trong GD ĐĐNN cho HV muốn có chất lượng, hiệu quả cao cần phải quản lý việc phát huy điều kiện, tạo dựng môi trường GD lành mạnh tại nhà trường. Quản lý việc phát huy các điều kiện và môi trường GD ĐĐNN cho HV là quản lý việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, dư luận xã hội tích cực; đồng thời xây dựng được cơ chế “phòng ngừa”, “miễn dịch” đối với những hoạt động “phi đạo đức”, hướng con người tới những giá trị chân- thiện- mỹ.

Nội dung cơ bản của quản lý huy động điều kiện, môi trường GD ĐĐNN là xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường tốt đẹp. Trong đó, chú trọng xậy dựng tập thể lớp học vững mạnh toàn diện. Giải quyết hài hoà các mối quan hệ cơ bản trong quản lý, đó là mối quan hệ giữa giảng viên và HV, giữa cán bộ quản lý và HV, giữa HV và HV, giữa cán bộ quản lý GD – giảng viên – HV. Tổ chức các hoạt động phong trào thi đua, thể dục, thể thao; quản lý việc phải phát huy ảnh hưởng của tập thể trong rèn luyện ĐĐNN cho HV. Trong quản lý phải thường xun dựa vào các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thanh niên,…thúc đẩy hoạt động nhận thức của HV về rèn luyện ĐĐNN. Định hướng tâm lý, tâm trạng, nhu cầu của từng HV, xây dựng bầu khơng khí vui tươi, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho HV tích cực, chủ động rèn luyện bản thân trong nhà trường. Tổ chức và quản lý xây dựng nếp sống làm việc khoa học, hiệu quả;

nâng cao hiệu quả các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiệp vụ. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể các cơ quan, khoa giảng viên; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp… nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả GD ĐĐNN cho HV. Đấu tranh ngăn ngừa, chống các biểu hiện sai trái, cá nhân, vị kỷ, vi phạm chuẩn mực ĐĐNN của người cán bộ CAND.

Tổ chức tập huấn các lực lượng tham gia GD ĐĐNN cho HV bằng cách tổ chức các cuộc vận động, các phong trào như CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ…tổ chức các cuộc sinh hoạt chính trị, các buổi nói chuyện chun đề về vai trị, trách nhiệm của thanh niên nói chung và thanh niên CAND nói riêng để giáo dục hV về bản lĩnh chính trị, về hồi bão lý tưởng và đặc biệt là về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhân dân, Tổ quốc từ đó tạo động lực để họ tích cực, tự giác hơn nữa trong học tập, rèn luyện, nâng cao ĐĐNN để phục vụ công tác sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)