Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 50 - 52)

1.2.2 .Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

1.5.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

học viên

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là nội dung quản lý các cấp trong nhà trường cần quan tâm, để đảm bảo hoạt động và sự tham gia phối hợp của các lực lượng diễn ra đúng hướng.

Kiểm tra là nội dung quan trọng giúp Lãnh đạo trường và các tổ chức trong nhà trường, Giảng viên và HV nắm được hoạt động GD ĐĐNN đang được thực hiện như thế nào và sự cấp thiết của nó trong q trình giáo dục đào tạo của Nhà trường. Qua đó, có thể đánh giá được những điểm tích cực và hạn chế trong hoạt động GD ĐĐNN từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc GD ĐĐNN cho HV nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Kiểm tra có tác dụng cung cấp thơng tin và trợ giúp cho Ban giám hiệu, các Khoa chuyên môn, các giảng viên và học viên có thơng tin để thực hiện mục tiêu kế hoạch GD ĐĐNN mà Nhà trường đã xây dựng.

Để hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đạt kết quả cao, việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan, cơng bằng; đảm bảo tính tồn diện nhưng có trọng điểm; đảm bảo tính phát triển và phản ánh đúng thực chất, đúng thủ tục, quy trình phù hợp với điều kiện, hồn cảnh, tính đặc thù và thường xun rút kinh nghiệm cề công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm phân loại kết quả GD ĐĐNN cho HV các HV trường Đại học CAND, mà cịn là việc thu nhập thơng tin mức độ đạt được về phẩm chất nhân cách, đạo đức lối sống mà trực tiếp là phẩm chất ĐĐNN của HV các HV trường Đại học CAND, theo thiết kế của mục tiêu, là thước đo đánh giá chất lượng quả quá trình GD ĐĐNN. Nếu kiểm tra đánh giá và lượng hoá một cách khoa học kết quả GD ĐĐNN và đối chiếu thường xuyên với mục tiêu đặt ra để điều chỉnh kịp thời sẽ có tác dụng đưa quá trình GD phát triển đúng hướng, đáp

Kiểm tra thực hiện giáo dục nghề nghiệp gồm các nội dung :

- Thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của thực trạng GD ĐĐNN với mục tiêu mà Trường đã xác định. Kiểm tra nhận thức và mức độ tham gia vào hoạt động GD ĐĐNN của cán bộ và học viên trong toàn trường

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình GD ĐĐNN đã đúng theo lộ trình. Kiểm tra sẽ cung cấp cho HIệu trưởng, BGH những thông tin để đánh giá những nội dung GD ĐĐNN thực hiện tốt; những nội dung thực hiện chưa tốt; những yếu tố thiếu tích cực, khó khăn nảy sinh từ hoạt động GD ĐĐNN

- Điều chỉnh: BGH, đứng đầu là Hiệu trưởng, trên cơ sở thơng tin thu thập được trong q trình kiểm tra sẽ tư vấn cho Khoa chun mơn, cho Đồn Thanh niên hoặc có những tác động nhằm cải thiện những mặt chưa đạt, yếu kém, thúc đẩy mặt ưu điểm trong hoạt động GD ĐĐNN của nhà trường.

Để làm tốt khâu kiểm tra, Hiệu trưởng, BGH cần quan tâm làm tốt các việc sau:

- Xác định chuẩn kiểm tra - Thiết kế bộ công cụ kiểm tra.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra và tổ chức lực lượng kiểm tra.

- Đo lường, xác định các thành tích đã đạt được trong hoạt động GD ĐĐNN mà nhà trường đã đề ra.

- So sánh thành tích đạt được với mục tiêu GD ĐĐNN đã đặt ra trong kế hoạch.

- Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.

Như vậy, để quản lý tốt hoạt động GD ĐĐNN cho HV các HV trường Đại học CAND thì việc kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả GD ĐĐNN của HV phải được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan, cơng bằng; đảm bảo tính tồn diện nhưng có trọng điểm, đảm bảo tính phát triển và phản ánh đúng thực chất, đúng quy trình phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của nhà trường và thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra đánh giá và phân loại kết quả GD ĐĐNN cho HV các HV trường Đại học CAND.

Tóm lại, những nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp

thống nhất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Trong quản lý GD ĐĐNN cho HV, chủ thể quản lý khơng được tuyệt đối hố hoặc xem nhẹ bất kỳ nội dung nào trên đây.

Việc quản lý quá trình này sẽ là điều kiện để quản lý các nội dung khác và ngược lại. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, thì chủ thể giữ vai trị quyết định, cịn tính tích cực,tự giác, năng động của học viên giữ vai trò quan trọng, cho nên phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, khơng được tuyệt đối hóa và xem nhẹ nội dung nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)