1.2.2 .Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
1.5.2. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp là nội dung quản lý quan trọng, cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu của hoạt động GD ĐĐNN. Chỉ đạo là quá trình tác động duy trì sự ổn định, ảnh hướng tới thái độ, hành vi của học viên và các lực lượng tham gia hoạt động GD ĐĐNN. Đây là chức năng thể hiện năng lực của người lãnh đạo. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người lãnh đạo phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Việc chỉ đạo hoạt động GD ĐĐNN bao gồm cả việc xác định mục tiêu, phương hướng giáo dục ĐĐNN cho HV và việc lên kế hoạch tích hợp các hoạt động GD ĐĐNN trong các môn học. Bên cạnh đó việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục và chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức GD ĐĐNN cho HV các trường CAND trong bối cảnh hiện nay, thì đây là một vấn đề cực kỳ cấp thiết. Bởi những giá trị, chuẩn mực ĐĐNN có sự phát triển mới. Mơi trường xã hội mà HV tham gia có tính đa dạng, phức tạp, yếu tố thị trường tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, nghề nghiệp của HV. Do vậy, cần chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục. Khi mục tiêu, nội dung, chương trình được
hình thức giáo dục cho phù hợp. Bất kỳ người quản lý nào cũng phải liên quan tới con người và công việc được phân công. Sự thành công của công tác quản lý phụ thuộc vào cách thức tổ chức công việc và cách ứng xử của chủ thể quản lý. Khả năng thúc đẩy công việc và tạo ra sự tận tâm và hợp tác trong tập thể phụ thuộc vào việc vận dụng hệ thống phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Phương pháp quản lý và cách thức tổ chức, có liên quan đến con người và công việc.
Công tác chỉ đạo hoạt động GD ĐĐNN cho HV thể hiện rõ ở các nội dung: [31]
- Hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và Ngành Cơng an có liên quan. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền đền từng HV để họ hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa của ĐĐNN và GD ĐĐNN đối với ngành hoạt động đặc thù của mình nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường.
- Hiệu trưởng chỉ huy, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ GD ĐĐNN, các nội dung ĐĐNN trong trường;
- Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích HV trong GD ĐĐNN thơng qua các hoạt động trên lớp và ngồi giờ học;
- Chỉ đạo hoạt động GD ĐĐNN của HV theo định hướng của Ngành và của Trường
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động GD ĐĐNN đạt được mục tiêu cao nhất.
- Chỉ đạo các lực lượng giáo dục đổi mới các phương pháp thuyết phục và tự thuyết phục, rèn luyện và tự rèn luyện thói quen hành vi đạo đức kết hợp với các phương pháp khích lệ động viện HV tu dưỡng rèn luyện ĐĐNN.
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động GD ĐĐNN, lãnh đạo nhà trường cần chú trọng tổ chức đổi mới nội dung chương trình, các phương pháp, hình thức GD ĐĐNN cho HV theo hướng tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của HV.Đối với các hình thức tổ chức giáo dục theo hướng đa dạng hóa các hình thức ĐĐNN trong và ngồi giờ lên lớp kết hợp chặt chẽ giữa các con đường dạy học, giáo dục và trải nghiệm thực tiễn của HV.Ngoài ra, lãnh đạo các trường ANND cũng cần chỉ đạo hoạt động kiểm tra giám sát và tổng kết việc thực hiện
kế hoạch giáo dục ĐĐNN cho HV. Việc kiểm tra, giám sát và tổng kết quá trình GD ĐĐNN cho HV sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực, tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện ĐĐNN cho HV nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo, yêu cầu của chương trình đào tạo.