1.6.4. Cơ sở vật chất và tài chính
3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
3.2.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
nghề nghiệp an ninh cho học viên.
- Trung tâm thư viện tư liệu giáo khoa nhà trường cần phải có nhiều loại tài liệu, sách báo mới về giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Mạng LAN của trường phải ổn định, liên tục cập nhật đăng tải các thơng tin mới có liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh.
- Nhà trường đầu tư kinh phí cần thiết để chi cho các hoạt động tổ chức thực hiện biện pháp quan trọng này.
3.2.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên học viên
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Kế hoạch là công cụ quan trọng nhất trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Do đó tổ chức tốt công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là một trong những biện pháp tiên quyết mà trường Cao đẳng An ninh nhân dân I cần phải chú ý thực hiện.
Biện pháp tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhằm đảm bảo cho nhà trường có hệ thống kế hoạch hồn chỉnh, khoa học, thống nhất và khả thi để tiến hành có chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên từng khoá học (lớp học) của từng chuyên ngành, bậc học và theo từng loại hình đào tạo khác nhau. Bản kế hoạch là căn cứ để triển khai các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên theo thời gian, theo từng giai đoạn đào tạo. Đồng thời là căn cứ để các lực lượng giáo dục trong nhà trường, các phòng ban, các đơn vị đào tạo phối hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Tổ chức xây dựng, xác định mục tiêu đào tạo, yêu cầu cần đạt về phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp của học viên theo chuẩn rõ ràng, các tiêu chí đánh giá cụ thể.
- Tổ chức phân tích đặc điểm, tình hình chất lượng đầu vào của học viên. Xác định nhu cầu bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của học viên nhà trường.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch của trường về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
- Tổ chức, chỉ đạo các đơn vị, các khoa đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên để đảm bảo tính đặc thù, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của khoa.
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên khố mới, các khóa đang đào tạo thuộc chuyên ngành đào tạo Điều tra trinh sát an ninh bậc cao đẳng và bậc trung cấp thuộc hệ chính quy và vừa học vừa làm;
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên khố mới, các khóa đang đào tạo chun ngành đào tạo Trinh sát ngoại tuyến bậc cao đẳng và bậc trung cấp thuộc hệ chính quy và vừa học vừa làm.
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên khố mới, các khóa đang đào tạo thuộc chuyên ngành đào tạo Cảnh vệ bậc cao đẳng và bậc trung cấp thuộc hệ chính quy và vừa học vừa làm.
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên khố mới, các khóa đang đào tạo các lớp trưởng Công an xã bậc trung cấp, hệ vừa học vừa làm.
+Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên khoá mới, các khóa đang đào tạo các lớp bồi dưỡng kiến thức an ninh cho cán bộ đào tạo nghành ngoài mới được tuyển biên chế vào lực lượng An ninh.
- Tổ chức, phân định trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, giữa các phịng chức năng và khoa chun mơn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường.
- Dự kiến, rà soát, định hướng đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo, Phòng quản lý học viên, Phòng Đào tạo phối hợp hướng dẫn, các Khoa chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các Bộ mơn, đơn vị khác xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên nhà trường của các chuyên ngành thuộc từng bậc học, từng hệ đào tạo khác nhau.
- Phân cơng rõ ràng trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trường, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên theo phân công.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên được tiến hành theo trình tự sau đây:
+ Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá tư liệu, thơng tin có liên quan đến từng kế hoạch cụ thể (các khoa chuyên ngành chủ trì)
CBQL cấp khoa phải tiến hành phân tích chương trình đào tạo, nắm vững và dựa vào tiến trình, chương trình đào tạo, của chuyên ngành, hệ đào tạo trong chuyên ngành khi xây dựng kế hoạch.
CBQL cấp khoa,cấp phòng ban tổ chức tìm hiểu học viên. Đảm bảo thơng tin cơ bản, chính xác về học viên - đối tượng cần giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
CBQL cấp khoa, cấp phòng ban thu thập tư liệu và xác định những tiêu chí cơ bản đánh giá đạo đức nghề nghiệp của từng chuyên ngành, bậc học và hệ đào tạo.
Đảm bảo tư liệu đã kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo của các khoá học trước.
+ Xây dựng đề cương kế hoạch (các khoa chuyên ngành chủ trì, các bộ mơn phối hợp)
+ Xây dựng Dự thảo kế hoạch (các khoa chuyên nghành chủ trì)
+ Thảo luận, xin ý kiến BGH, CBQL các phòng ban liên quan, giảng viên, học viên (Ban chỉ huy các trung đội, BCH chi đoàn học viên, chi bộ học viên) về dự thảo
+ Hoàn chỉnh bản kế hoạch (các khoa chuyên nghành chủ trì)
+ Thẩm định, trình duyệt kế hoạch (BGH phê duyệt, các Phịng Quản lý học và giáo dục học viên, Phòng đào tạo tham mưu)
3.2.2.4. Điều kiện thực hiên
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
- CBQL, GV, HV nhà trường nhận thức được vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch.
- Nhà trường đảm bảo kinh phí chi cho hoạt động xây dựng kế hoạch theo chế độ quy định.