Yếu tố truyền thống và văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 54)

1.6.4. Cơ sở vật chất và tài chính

1.6.5. Yếu tố truyền thống và văn hóa nhà trường

Truyền thống, văn hóa nhà trường là yếu tố có ảnh hưởng đến ý thức, tư tưởng của học viên. Đây là yếu tố có sức mạnh tiềm tàng, ảnh hưởng đến hành vi, thái độ của giảng viên, học viên nhà trường. Các yếu tố thuộc về truyền thống sẽ ảnh hưởng đến môi trường học tập, bầu khơng khí tâm lý, định hướng hành vi cho tập thể học viên, cá nhân học viên thực hiện, noi theo. Những bài giảng trong các mơn học có thể mang tính lý thyết nhưng những yếu tố văn hóa nhà trường, truyền thống giáo dục của nhà trường là những yếu tố hiện hữu, hàng ngày hàng giờ tác động đến học viên.

1.6.6. Hệ thống văn bản quy phạm liên quan đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường công an nhân dân

Các văn bản quy định hành vi ứng xử của học viên, cán bộ, chiến sĩ có tác động lớn đến tổ chức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Hệ thống văn bản quy phạm này là cơ sở để định hướng, tổ chức giáo dục, đánh giá ý thức chấp hành đạo đức nghề nghiệp của học viên.

1.6.7. Các yếu tố từ phía mơi trường xã hội

Tác động của mơi trường bên ngồi xã hội và mơi trường an ninh trật tự xung quanh khu vực trường cũng ln có những điều phức tạp, các đối tượng xấu ln tìm mọi cách để móc nối, dụ dỗ học viên tham gia các tệ nạn xã hội hoặc các hành vi vi phạm các quy định về công tác quản lý giáo dục HV. Đặc biệt có nhiều đối tượng núp bóng kinh doanh dịch vụ để cá độ bóng đá kiếm tiền phi pháp... tác động nhiều đến công tác quản lý giáo dục HV. Do đó, các trường CAND cần xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường, bởi môi trường giáo dục là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, cái nơi sạch thì con người mới khỏe. Mơi trường giáo dục lành mạnh sẽ là nền tảng để Nhà trường đào tạo cho xã hội những cán bộ có nhân cách tốt và lối sống chuẩn mực. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên nhất là cán bộ làm công tác QLGD HV phải thật sự liêm khiết, trong sạch, kỷ cương, lối sống và tác phong chuẩn mực để là tấm gương sáng cho HV noi theo.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, xác định mấy vấn đề:

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường công an nhân dân là hoạt động giáo dục quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Thông qua các hoạt động đó, nhà trường giúp học viên có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực, có hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề công an. Để các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đạt chất lượng và hiệu quả, cần sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm của các cấp quản lý, của cán bộ, giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường. Nội dung quản lý hoạt động cần quan tâm trong nhà trường là: Quản lý việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường; Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên; Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Việc nhận thức và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó sẽ là căn cứ để CBQL ra quyết định quản lý, lựa chọn các biện pháp quản lý phù hợp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH

NHÂN DÂN I TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

2.1. Giới thiệu về Trƣờng Cao đẳng An ninh Nhân Dân I

* Lịch sử hình thành

Ngày 09/7/2013, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành các quyết định về việc thành lập Trường cao đẳng An ninh nhân dân I

Theo đó, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I là cơ sở giáo dục đại học , cao đẳng cơng lập, trực thuộc Bộ Cơng An, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng. Đây một trường trong hệ thống các trường đào tạo sỹ quan , hạ sỹ quan an ninh chính quy của Bộ cơng an. Trường có trụ sở chính đóng qn trên địa bàn thơn Miếu Thờ xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, theo yêu cầu nhiệm vụ, nhà trường đang đào tạo hai hệ song song là hệ cao đẳng và hệ trung cấp. Hệ cao đẳng hiện nay đang đào tạo được khóa thứ 5.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, nhà trường ngày càng phát triển không ngừng. Phát huy tốt vai trò là tổ chức lãnh đạo. Đảng bộ nhà trường luôn được cấp trên đánh giá là đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tổ chức quần chúng trong nhà trường gồm có: Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Cơng đồn nhà trường. Các tổ chức quần chúng tập hợp và phát huy tốt vai trị của đơng đảo thành viên, ln xung kích đi đầu, động viên các thành viên tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Về đội ngũ giảng viên nhà trường có số lượng và trình độ đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của Bộ Công an. Đến nay, 98,13% giảng viên bộ mơn có trình độ từ đại học trở lên, các giảng viên đều phải học qua

lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thực hiện nghiêm túc quy định về tập sự, duyệt giảng trước khi được phân bài giảng dạy. Hàng năm, nhà trường rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên. Các phong trào dạy giỏi, hội giảng luôn được quan tâm; công tác nghiên cứu khoa học ln được các giảng viên nhiệt tình tham gia. Qua các hoạt động đó đã làm cho trình độ đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng lên.

Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường là 306, trong đó có 1 nhà giáo nhân dân, 04 nhà giáo ưu tú, có 9 tiến sỹ, 88 thạc sỹ, 182 cử nhân. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường ln tích cực, tận tụy với công việc, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo.

* Vị trí, chức năng

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trực thuộc Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I theo chức năng.

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I có trách nhiệm đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân cho công an các tỉnh, thành phố trong cả nước.

* Nhiệm vụ quyền hạn

Đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp An ninh nhân dân về lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm phạm An ninh Quốc gia theo quy chế văn bằng của Nhà nước và quy định của Bộ trưởng.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình và tư liệu dạy học, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm gắn nhà trường với thực tiễn công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo và tổ chức công tác tuyển sinh, chiêu sinh theo quy định của Bộ trưởng.

nghiệp theo quy chế; quyết định điều động học viên ra trường theo chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ trưởng.

Tổ chức thực hiện các chế độ công tác, điều lệnh nội vụ, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên và học viên theo phân cấp của Bộ trưởng; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được Bộ trưởng quy định.

Thực hiện công tác hậu cần, y tế, bảo vệ và các công tác khác của Trường; tổ chức quản lý hành chính, đất đai, cơ sở vật chất, vốn đầu tư theo phân cấp và quy định của Bộ trưởng; tổ chức mua sắm, cấp phát, quản lý và sử dụng thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên theo quy định của Nhà nước và Bộ trưởng.

Thực hiện nhiệm vụ khác theo chức năng của Nhà trường do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Cơng an nhân dân giao.

* Tổ chức bộ máy

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I do ban giám hiêu nhà trường Trường phụ trách, có 1 đồng chí hiệu trưởng và 3 đến 4 đồng chí Phó hiệu trưởng giúp việc. Phụ trách các đơn vị chuyên môn theo sự phân công của đảng ủy

Tổ chức bộ máy gồm: 6 bộ mơn, 3 khoa, 9 phịng và 1 trung tâm

* Quản lý chỉ đạo

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I thuộc hệ thống giáo dục của Nhà nước, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, chịu sự quản lý toàn diện của Bộ trưởng Bộ Công an và sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Cơng an nhân dân.

Phòng QLĐT BAN GIÁM HIỆU Phòng hậu cần Phòng HCTH Khoa TSNT Khoa Cảnh Vệ Phòng KT&ĐBCLĐT Phịng QLNA Bộ mơn NN - TH Bộmơn NVCS Bộ mơn QSVT-TDTT Bộ mơn Pháp luật Phịng XDLL Bộ mơn Tâm lý Bộ mơn LLCT, KHXH&NV Phịng QLHV Khoa TSAN Phịng QLNCKH

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Quy mô

Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 75.034 Về cơ sở vật chất:

Tổng số diện tích phịng học toàn trường hiện nay là 1665m2 với 37 phòng (quỹ phòng học tăng từ 31 phòng năm 2010 lên con số như hiện nay), cụ thể: Nhà giảng đường có 28 phịng, nhà ngoại tuyến có 9 phịng.

Hiện nhà trường có 04 ký túc xá (KTX) với sức chứa trên 1.000 học viên. Hầu hết KTX đều có hệ thống cơng trình phụ khép kín với các trang bị tối thiểu như giường, tủ quần áo, bàn học, đèn chiếu sáng, quạt trần... Về cơ bản, nhà trường đáp ứng đủ chỗ cho học viên.

Nhà trường đã xây dựng được một hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, công tác quản lý và các sinh hoạt hàng ngày tương đối khang trang (có các khu vực cho hoạt động thể thao rộng thêm 15.000m2 gồm sân bóng đá 11 người và 1 nhà thi đấu đa năng, 04 sân bóng chuyền, 01 sân bóng rổ, 07 sân cầu lơng, đường chạy 400m, bãi nhảy xa, nhảy cao, xà đơn, xà kép và đủ không gian để học viên, cán bộ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, rèn luyện sức khỏe); duy trì được một mơi trường giáo dục, môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp; làm tốt công tác vệ sinh mơi trường, phịng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo; cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức và học viên được quan tâm và thực hiện chu đáo.

Về phương tiện kỹ thuật:

Nhà trường có tổng số máy tính kết nối mạng Internet bao gồm trên 100 bộ (mỗi khoa được trang bị từ một đến hai máy tính cá nhân); đã đầu tư và nâng cấp mạng cục bộ (LAN), mạng trục backbone cáp quang, hệ thống máy chủ cấu hình cao cho tồn trường; thuê 15 cổng Internet đường truyền ADSL và cáp quang phục vụ 24/24 cho giảng dạy và tra cứu.

Nhà trường có đủ phịng học máy chun dụng để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của các khoa gồm 01 phịng học trực tuyến, 16 phịng Lab (mỗi phịng có 39 cabin) với tổng cộng gần 144 máy chuyên dụng cho dạy và học ngoại ngữ, tin học; 4 phịng học máy tính với 144 máy có phần mềm chuyên dụng phục vụ giảng dạy; 20 máy chiếu (cố định tại 20 phòng học và lưu động); 5 máy cassette, 15 dàn video, 20 máy tăng âm trang bị cho các giảng đường và hệ thống âm thanh ở 28 phòng học nhà giảng đường và 9 phòng học nhà ngoại tuyến.

Tổng số máy tính của trường: 326 - Dùng cho hệ thống văn phòng : 145 - Dùng cho học viên học tập: 181

Thư viện trường được trang bị 48 máy tính nối mạng LAN và Internet gồm 01 hệ thống máy chủ (trong đó có 10 máy dùng cho cơng tác nghiệp vụ và 38 máy dùng cho học viên).

Năm học 2015-2016, nhà trường đã đầu tư thêm 01 phòng Lab chạy băng cassette phục vụ học dịch và thi tốt nghiệp; 01 phòng học trực tuyến; bổ sung thêm 05 máy chiếu; tăng cường thêm các máy tính, máy in phục vụ các đơn vị; đang từng bước hồn thiện lại các phịng học có hệ thống âm thanh sử dụng micro không dây; trang bị thiết bị hội thảo cho phòng họp A (phòng hội thảo thứ 3 cả nhà trường); đáp ứng đủ phòng Lab, phịng máy tính cho các khoa, các dự án; phục vụ an toàn tuyệt đối các kỳ thi và thi tốt nghiệp chính quy; phối hợp tổ chức các khóa tập huấn về sử dụng và khai thác phịng Lab, sử dụng phần mềm âm thanh, video cho giảng viên giảng dạy trên phòng Lab; thường xuyên cập nhật các phần mềm trên phịng máy tính phục vụ các khoa chuyên ngành; đang triển khai xây dựng phòng dịch cabin tại Phòng 338 Nhà ngoại tuyến

Đặc điểm đội ngũ giảng viên, đặc điểm học viên

Bảng 2.1. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường

STT Phân loại Nam Nữ Tổng số

1 Cán bộ cơ hữu 169 297 466

1.1 Cán bộ trong biên chế 103 180 283

1.2

Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở

lên) và hợp đồng không xác định thời hạn 66 117 183

2 Các cán bộ khác 9 51 60

2.1

Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao

gồm cả giảng viên thỉnh giảng) 9 51 60

Bảng 2.2. Thống kê phân loại giảng viên (chỉ tính những giảng viên trực tiếp giảng dạy trong 5 năm gần đây)

TT Trình độ, học vị, chức danh Số lƣợng giảng viên

Giảng viên cơ hữu Giảng viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy Giảng viên hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy Giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Tiến sĩ 4 3 1 2 Thạc sĩ 105 89 16 3 Đại học 99 58 1 26 4 Trung cấp 8 2 6 Tổng số 216 152 1 49

Quy mô người học

Bảng 2.3. Thống kê học viên đăng ký dự thi đại học vào trường, số học viên trúng tuyển và nhập học trong 3 năm gần đây (hệ chính quy)

Năm học Số thí sinh dự thi (ngƣời) Số trúng tuyển (ngƣời) Tỷ lệ cạnh tranh Số nhập học thực tế Ghi chú 2015 – 2016 13.923 651 1.121 612 2016 – 2017 17.147 544 1.134 529 2017 – 2018 29.873 453 1.166 434

Bảng 2.4. Thống kê, phân loại số lượng người nhập học trong 3 liên tiếp hệ chính quy Các chỉ tiêu 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 Trung cấp 393 243 181 Cao đẳng 219 276 253 * Những khó khăn thách thức

Trước sự phát triển về kinh tế và xã hội trong thời kỳ hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết về chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ phải bồi dưỡng nâng cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức một cách toàn diện. Thách thức cạnh tranh chất lượng giữa đội ngũ giảng viên ngày càng cao, sự mất cân đối giữa chất lượng đầu và đầu ra cũng là một trong những khó khăn nhà trường cần phải quản lý chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)