1.6.4. Cơ sở vật chất và tài chính
3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
học viên nhà trường về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên mà trường Cao đẳng An ninh nhân dân cần tiến hành nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường có nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giáo dục đạo đức nghề cho học viên. Từ đó đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn coi trọng các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên; có tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Đồng thời khi học viên nhận thức được đầy đủ về đạo đức nghề nghiệp, họ sẽ có động cơ học tập đúng đắn và tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Nội dung tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên bao gồm:
- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về vị trí, vai trị, ý nghĩa hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về nội dung hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về phương pháp hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
nhà trường về hình thức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường về mối quan hệ phối hợp trong hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp an ninh cho học viên.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- BGH nhà trường chỉ đạo, Phòng tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với phịng đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Căn cứ vào nội dung tham mưu của phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Đào tạo để BGH nhà trường lựa chọn và quyết định sử dụng nguồn lực tại chỗ liên kết với các đơn vị khác, các trường khác trong hệ thống để tổ chức bồi dưỡng. Hoặc cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về kiến thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp do các cơ quan, đơn vị khác ngồi trường thuộc Bộ Cơng an tổ chức.
- BGH nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ và tạo điều kiện hỗ trợ về tổ chức, giúp đỡ một số cán bộ triển khai đăng ký, phê duyệt cho nghiên cứu các đề tài về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng an ninh nhân I. Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, Phong khoa học hướng dẫn, các đơn vị chủ trì tổ chức nghiên cứu từ 1 đến 2 đề tài khoa học cấp cơ sở về giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Ban Giám hiệu nhà trường mở hội nghị mời cán bộ cấp trên hoặc chuyên gia về quán triệt, phổ biến thông tin, kiến thức mới về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo tăng cường truyền thông về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, giao cho cho Tập san “Giáo dục an ninh” của trường mở chuyên mục “Bàn về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên” và giao nhiệm vụ cho phòng khoa học và các đơn vị cụ thể khác viết bài có liên quan
đến hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp để đăng trên chuyên mục này của tập san.
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo, Trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện chịu trách nhiệm sưu tầm tài liệu cho thư viện; thu thập thơng tin có liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp để đăng truyền trên mạng LAN của nhà trường.
- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo Phòng nghiên cứu khoa học phối hợp với Phòng đào tạo tổ chức các cuộc Hội thảo chuyên đề về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh để cán bộ giáo viên tham gia.
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo Phòng quản lý học viên chủ trì tổ chức cuộc thi tìm hiểu về đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để học viên các lớp tham gia.
- Lãnh đạo các Khoa, Bộ môn giáo dục chỉ đạo và yêu cầu cụ thể giáo viên của đơn vị phải lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong từng bài giảng, bài tập, đề thi, kiểm tra để nâng cao nhận thức cho học viên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Phịng Cơng tác chính trị thường xun triển khai các hình thức tuyên truyền về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên như: thông qua hội diễn văn nghệ của thanh niên, sử dụng ba nơ áp phích, khẩu hiệu, báo tường, thơng qua mạng LAN, mạng xã hội hoặc bằng cách soạn tin nhắn qua điện thoại di động để truyền tải nội dung tuyên truyền về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp đến cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Để biện pháp này được thực hiện có hiệu quả cần phải có những điều kiện cụ thể sau:
- Thường xuyên có sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, đánh giá chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
- Nhà trường cần có bộ phận chun trách tại Phịng đào tạo để theo dõi, tham mưu, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện biện pháp nâng cao nhận