1.6.4. Cơ sở vật chất và tài chính
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo
hiện nay
Bảng 2.19: Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp chọ học viên Trường
Cao đẳng An ninh Nhân dân
STT Nội dung kiểm tra, đánh giá Mức độ đánh giá Điểm TB TB Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Đặc điểm, chất lượng
đầu vào của học viên 80 84.21 15 15.79 0 0.00 2.84 1 2 Phẩm chất, năng lực của
cán bộ quản lý 70 73.68 22 23.16 3 3.16 2.71 3
3
Phẩm chất, năng lực của giáo viên, huấn luyện viên
77 81.05 17 17.89 1 1.05 2.80 2
4 Truyền thống , văn hóa
của nhà trường 44 46.32 33 34.74 18 18.95 2.27 4
5
Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ các hoạt động giáo dục
33 34.74 45 47.37 17 17.89 2.17 5
6
Sự quan tâm và phối hợp của các đơn vị địa phương, các cơ sở thực tập, thực tế với nhà trường
14 14.74 27 28.42 54 56.84 1.58 6
7
Văn bản, quy định của ngành liên quan đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
5 5.26 40 42.11 50 52.63 1.53 7
8
Sự biến đổi phức tạp của tình hình an ninh, trật tự xã hội do phát triển của công nghệ, sự biến đổi của các mặt trong đời sống xã hội phức tạp
Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I có sự khác nhau tương đối lớn. Trong đó yếu tố “Đặc điểm, chất lƣợng đầu vào của học viên” có điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng cao nhất (đạt 2.84 điểm). Tiếp đến là yếu tố “Phẩm chất,
năng lực của giáo viên, huấn luyện viên” (đạt 2.80). Yếu tố “Sự biến đổi phức
tạp của tình hình an ninh, trật tự xã hội do phát triển của công nghệ, sự biến đổi của các mặt trong đời sống xã hội phức tạp” và “Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý” (2.71 điểm). Các yếu tố có điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng
thấp đến công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I là “Sự quan tâm và phối hợp của các đơn vị địa phƣơng, các
cơ sở thực tập, thực tế với nhà trƣờng”; “Văn bản, quy định của ngành liên quan đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên” và “Sự quan tâm và phối hợp của các đơn vị địa phƣơng, các cơ sở thực tập, thực tế với nhà trƣờng”. Đối chiếu với thực tế nhà trường, cho thấy trong mấy năm gần đây nhà
trường đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I là trường được đánh giá cao trong việc phát triển nhanh trong xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường luôn không ngừng quan tâm và theo sát về điều hiện học tập cũng như mức chi phí hàng năm cho các hoạt động quản lý giáo dục đại đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Cơng An có nhiều văn bản hướng dẫn, định hướng giáo dục đạo đức cho học viên các trường cơng an, trong đó có trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I. Vì vậy, đây là những điểm tạo ra những thuận lợi cho giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên .
Đối với học viên của trường, do đặc điểm đối tượng học viên, Phần đơng số học viên trong trường là nam. Vì vậy các hoạt động giáo dục cũng cần được nghiên cứu cho phù hợp về giới tính. Đầu vào của học viên: có các học viên cử tuyển, có các học viên được cử đi học , có đối tượng dự thi THPT xét điểm vào trường. Các đối tượng có đặc điểm về độ tuổi, tâm lý và trình độ nhận thức, đạo đức khác nhau. Thêm vào đó, học viên cử tuyển được xếp lớp học chung với đối
tượng cử đi học, thông thường đối tượng cử đi học đã qua giai đoạn lính nghĩa vụ, thường lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm sống hơn. Đây là một trong những điểm gây khó khăn cho tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục học viên ở trường. Do vậy, ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố “đặc điểm, chất lượng đầu vào của học viên” là có cơ sở.
Đối với yếu tố liên quan đến đội ngũ giáo viên: Tính đến năm 2018 trình độ của cán bộ giảng viên ngày càng được nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng, số lượng thạc sĩ tiến sĩ ngày càng tăng, đó chính là yếu tố thuận lợi hình thành nên hệ thống quản lý giáo dục chất lượng. Nguồn lực tốt sẽ mang lại hiệu quả đào tạo tốt, những chính sách đổi mới phù hợp hơn đối với xã hội trong giai đoạn phát triển hiện đại hóa cơng nghiệp hóa. Thực tế nhà trường đang đào tạo 2 trình độ là trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng, Hiện nhà trường có 216 giảng viên trình độ từ trung cấp đến tiến sĩ. Tuy vậy, những lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên chưa được tổ chức nhiêu. Giảng viên tham gia dưới góc độ trách nhiệm và kinh nghiệm, tự bồi dưỡng và rèn luyện về vấn đề này. Do vậy, đây cũng được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
2.6. Nhận xét chung về công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trƣờng CĐ ANND I