1.2.2 .Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
* Quản lý là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội và từng góc độ tiếp cận khác nhau mà khái niệm về quản lý được các tác giả nghiên cứu đưa ra tương đối phong phú.
Theo F.W. Taylor, “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Dẫn theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [3, tr 28-29])
Theo Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là sự tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng quản lý - trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Cũng theo đó các tác giả cịn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. [3, tr.9].
Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa là một nghệ thuật, địi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý. Dưới góc độ chức năng, quản lý phải thực hiện các chức năng cơ bản: Lập kế hoạch; Tổ chức; Lãnh đạo/Điều phối (chỉ đạo); Kiểm tra. [3]
Qua các cách tiếp cận nêu trên có thể thấy, Quản lý là tổng hợp những hoạt động của quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công việc của các thành viên trong tổ chức nhằm hoàn thành những mục tiêu nhất định đã đề ra.
* Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một nội dung, một khía cạnh của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho người lao động và chuẩn bị tham gia lao động trong những nghề cụ thể. Đó là q trình tác động, tổ chức,
hướng dẫn của chủ thể quản lý (lãnh đạo, quản lý tổ chức, doanh nghiệp, trường đào tạo nghề…) đến đối tượng quản lý (người lao động, học viên,…) qua đó hình thành và phát triển ở đối tượng quản lý phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo mục tiêu hoạt động đề ra. [28]
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức đào tạo, tổ chức lao động có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện để hình thành ở người lao động lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, ý nghĩa và tính bền vững của kết quả lao động nghề nghiệp.