Nhận xét chung về công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 93)

1.6.4. Cơ sở vật chất và tài chính

2.6. Nhận xét chung về công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề

2.6.1. Ưu điểm

Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng An ninh Nhân dân 1 cho thấy có các ưu điểm sau:

- Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đã được nhà trường quan tâm và triển khai cho học viên các hệ đào tạo trong trường. Nhà trường đã xác định đúng mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là hướng đến đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra của nhà trường.

- Đội ngũ CBQl, GV và đa số học viên nhà trường có nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

- Các mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp đã được triển khai bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp đảm bảo độ phủ, đáp ứng yêu cầu đạo đức chiến sĩ an ninh nhân dân của ngành Công an.

- Các lực lượng giáo dục trong trường đã tham gia giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Một số lực lượng được đánh giá cao về tính tích cực và sự thường xuyên tham gia hoạt động như giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ mơn, cán bộ phịng quản lý và giáo dục học viên.

- Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường đã được quan tâm, thực hiện. Trong đó việc xây dựng và lập kế hoạch hoạt động giáo dục đã được quan tâm. Vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đã thực hiện tốt ở nhiều khâu như:…..

- Cơ sở vật chât, trang thiết bị và kinh phí tổ chức hoạt động đã được nhà trường quan tâm và góp phần tạo cơ sở, điều kiện để các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp diễn ra thuận lợi.

Để công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HV tại Trường CĐ ANND I đạt được những kết quả trên, nguyên nhân là do:

Một là, Nhà trường được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, có hiệu

quả của Đảng ủy Tổng cục chính trị CAND và các cơ quan chức năng của Bộ về giáo dục - đào tạo; Các chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Công an đã trực tiếp tác động đến nhận thức, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo giúp cho các lực lượng cán bộ, giảng viên và học viên xác định tốt về động cơ, ý thức trách nhiệm trong quản lý, giảng dạy và học tập.

Hai là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường có chủ trương, biện pháp

lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ đối với nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Ba là, Phòng Quản lý và giáo dục học viên chủ động, sáng tạo trong tham

mưu, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên theo nhiệm vụ chính trị của từng kỳ học, năm học.

Bốn là, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý luôn quán triệt, nhận thức đúng

yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp đối với học viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồn kết thống nhất, khắc phục khó khăn trong tổ chức quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

2.6.2. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơng tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HV tại Trường CĐ ANNDI cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do:

Một là, một bộ phận CBQL, GV và học viên chưa nhận thức đầy đủ về

các nội dung cần quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên giai đoạn hiện nay.

- Một số hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên được triển khai nhưng chưa thu hút được học viên tích cực tham gia, chưa phát huy được thế mạnh của hình thức đó trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

- Một số lực lực lượng giáo dục trong trường tham gia giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhưng chưa gây được ảnh hưởng lớn đến học viên.

Mặc dù các nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp đã được nhà trường quan tâm nhưng còn một số hạn chế như sau:

- Chưa có kế hoạch tổng thể về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, Kế hoạch giáo dục còn chung chung. Nội dung kế hoạch chưa được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhu cầu và đặc điểm học viên từng hệ đào tạo, từng chuyên ngành đào tạo. Do vậy, kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên chưa cụ thể, phù hợp và đặc thù cho học viên từng hệ đào tạo, từng ngành đào tạo. Việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học viên nhà trường chưa thu hút được nhiều lực lượng tham gia, cho ý kiến về các nội dung giáo dục sẽ triển khai cho kỳ học, năm học.

- Việc tổ chức phối hợp các nội dung, hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Khâu tổ chức phối hợp các lực lượng, các bộ phận trong trường có lúc, có thời điểm chưa thực sự thống nhất, và hiệu quả.

- Nhà trường mới tái thành lập nên việc xây dựng các quy chế, quy định trong quản lý chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Một số hạn chế trong kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức như phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát, đánh giá của tập thể học viên và của từng học viên. Chưa phát huy được sức mạnh tự quản của tập thể học viên. Đội ngũ tự quản các lớp chưa thực sự tích cực, sát sao việc phối hợp với các đơn vị, các lực lượng giáo dục của nhà trường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo dục theo kế hoạch chưa được thực hiện tốt.

2.6.3. Nguyên nhân

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường bên cạnh những ưu điểm cịn có một số hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế là do:

Thứ nhất là học viên nhà trường đa dạng về hệ đào tạo và chất lượng đầu

vào không giống nhau. Đa số học viên là nam nên trong khâu quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên có những khó khăn trong lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với nhu cầu và hứng thú của tất cả các học viên.

Thứ hai là trong quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học

viên, việc vận dụng các khâu, các bước của quy trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng như các phương pháp, hình thức quản lý vẫn còn bộc lộ những thiếu sót nhất định như: Giải quyết mối quan hệ giữa dạy học, giáo dục với cơng tác hành chính; các văn bản, quy định cịn chồng chéo, tính khả thi chưa cao. Trong quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý chưa kết hợp hài hòa giữa nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp với phương pháp quản lý giáo dục. Cịn có hiện tượng thiên về sử dụng phương pháp quản lý hành chính, xem nhẹ phương pháp quản lý giáo dục - tâm lý và kích thích.

Thứ ba là nhà trường chưa phát huy được vai trò của tập thể học viên, ban

chỉ huy các trung đội, chi bộ, chi đoàn học viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Thứ tư là đội ngũ cán bộ quản lý học viên qua đào tạo, bồi dưỡng kiến

thức về công tác quản lý cịn ít (có tới 19,16% cán bộ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục), kinh nghiệm quản lý, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong cịn hạn chế; chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện, đổi mới phương pháp công tác.

Thứ năm là, việc kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý quá trình giáo dục đạo

đức nghề nghiệp cho học viên mới chỉ dừng lại ở các đơn vị quản lý học viên. Sự phối hợp, hiệp đồng giữa các khoa, các phòng chức năng của nhà trường với tập thể học viên, với đội ngũ tự quản chưa được thường xuyên. Đặc biệt vai trò giám sát, kiểm tra của tập thể học viên, đội ngũ tự quản chưa được phát huy một cách tích cực mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với lối sống thực dụng, suy thoái đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, đảng viên; bên cạnh đó chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hịa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhằm “phi chính trị hóa” qn đội, cơng an… những yếu tố đó tuy mức độ khác nhau nhưng đã tác động không nhỏ đến nhận thức, tình cảm, niềm tin của đội ngũ cán bộ, học viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.

Đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu tất yếu, điều kiện cơ bản, bảo đảm cho tổ chức tồn tại và phát triển. Ngành công an là một tổ chức đặc thù, hoạt động gắn liền với đấu tranh vũ trang, do vậy, đạo đức nghề nghiệp càng có vai trị đặc biệt quan trọng.

Quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp là q trình khó khăn phức tạp lâu dài, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan, chủ quan; được tiến hành đan xen với các hoạt động khác trong quá trình đào tạo, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của người học viên nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng hệ thống thái độ tình cảm, niềm tin, thói quen và hành vi đạo đức nghề nghiệp đúng đắn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Kết luận chƣơng 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I cho thấy:

CBQL, GV và học viên nhà trường có nhận thức đúng đắn về vai trị giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Nhà trường đã quan tâm và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Các nội dung quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp đã được thực thi từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo nhiều chiều, quán triệt cán bộ, giáo viên nhà trường nghiêm túc, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Qua đó, cơ bản xây dựng được ý thức đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường. Bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở trường cịn có những hạn chế xác định như: việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên chưa dài hơi, chưa đảm bảo tính phù hợp, đặc thù cho học viên các hệ đào tạo, các ngành đào tạo. Vấn đề tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong trường, tổ chức phối hợp các nội dung, hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò tự quản, tham gia giáo dục của tập thể học viên chưa được phát huy hiệu quả. Cơ bản các em HV nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp đối với bản thân nhưng vấn đề tự giáo dục, giáo dục lẫn nhau giữa học viên chưa thực sự được tổ chức tốt. Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH

NHÂN DÂN I TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I được đề xuất phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau đây:

3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là thể thống nhất, liên kết mạch lạc, chặt chẽ, logic của các sự vật hay của các thành phần, các yếu tố cấu trúc nào đó. Đảm bảo tính hệ thống là đảm bảo sự thống nhất, logic, chặt chẽ của mối liên kết.

Đảm bảo tính hệ thống trong việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên tức là các biện pháp được xây dựng là một hệ thống đồng bộ, liên kết chặt chẽ với nhau theo logic khoa học của mối liên hệ giữa các biện pháp từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá... phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, sinh viên..

Tính hệ thống cịn được đảm bảo ngay trong cấu trúc nội dung của từng biện pháp cụ thể được đề xuất, đó là phải có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ từ mục tiêu, nội dung, cách thức cho đến điều kiện thực hiện biện pháp.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Tính thực tiễn đó là tính chất sát hợp với thực tại khách quan.

Đảm bảo tính thực tiễn các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là đảm bảo các biện pháp được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, phù hợp với thực tiễn tình hình điều kiện, hồn cảnh của nhà trường, với tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên và phù hợp với đặc điểm, tình hình học viên các khố học, bậc học, ngành học cụ thể của nhà trường.

biện pháp phải thu thập đầy đủ, kiểm tra đánh giá chu đáo các thơng tin tình hình thực tế liên quan đến các yêu cầu cần có biện pháp giải quyết, chống tư tưởng quan liêu, hành chính, giáo điều, phi thực tế, qua loa đại khái.

3.1.3. Đảm bảo tính cấp thiết

Tính cấp thiết là tính chất cần thiết và cấp bách

Đảm bảo tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là đảm bảo cho các biện pháp đó chỉ được xây dựng trên cơ sở yêu cầu cần thiết và cấp bách của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, yêu cầu cấp thiết, cấp bách của nhiệm vụ đào tào cán bộ an ninh nói chung và của hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nói riêng đang địi hỏi cần có ngay biện pháp để nhanh chống giải quyết kịp thời.những vấn đề quan trọng đặt ra trong bối cảnh hiện nay.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Khả thi nghĩa là chắc chắn có thể thực hiện được. Đảm bảo tính khả thi là đảm bảo mức độ chắc chắn có thể thực hiện được.

Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên là đảm bảo cho các biện pháp được đề xuất chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiện có hiệu quả nhất định tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong bối cảnh hiện nay.

Để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp khi đề xuất biện pháp phải nghiên cứu kỹ lưỡng những khó khăn, thuận lợi, điều kiện, môi trường, lực lượng và các nguồn lực khác để tổ chức thực hiện biện pháp. Đồng thời phải dự báo được những vấn đề, những tình huống bất lợi có thể nảy sinh trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i trong bối cảnh hiện nay (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)