III. BƯỚC NGOẶT TỪ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN SANG TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC
3. S Empiricus: Tác phẩm (2 tập), T,l, M, 1975, tr
người cảm tháy là chuẩn mực… Nan giải này có thể được loại bỏ, giá như (biết) chỉ ra cơ sở của cách tiếp cận ấy(1).
Hơn nữa, nếu nói rằng, mọi cảm giác đều đúng, thì đâu là tiêu chuẩn của nhận thức chân lý? Protagore trả lời: thì đó là điều lợi. Có những ý kiến đem lại điều lợi, có những ý kiến mang đến điều hại. Hóa ra đối với người này là lợi, tôi được lợi, nó được lợi, xét theo cách nhìn của anh, của tơi, của nó … Trong tình thế lúng túng , nhà biện thuyết đi từ quan niệm cực đoan của Cratyle sang hình ảnh “hiền nhân” của Démocrite: cho dù ý kiến nào cũng đúng cả, nhưn có một ý kiến nếu khơng đúng hơn thì cũng trội hơn – đó là ý kiến của “hiền nhân”.
Protagore vận dụng quan niệm về “tính tương đối phổ biến” vào việc lý giải các quan hệ đạo đức, xã hội. Theo ông, cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác mang theo tính chất tương đối, vì lệ thuộc vào cách xem xét và đánh giá của mỗi cá nhân. Tôi chiến thắng, nghĩa là tôi đúng, chứ không phải tôi đúng, nên tôi chiến thắng.
Luận điểm chủ đạo “con người – thước đo của vạn vật” hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu xa. Bỏ qua những ý tố cực đoan, có thể tìm thấy ở đây tinh thàn đề cao tự do, năng lực cá nhân. Đức hạnh khơng xuất phát từ thần linh, khơng hình thành một cách bẩm sinh, mà dưới những điều kiện cụ thể, những kinh nghiệm lịch sử. Không phải Protagore phỉ nhận niềm tin vào thần linh, mà vì thần linh là một vấn đề cịn bỏ ngỏ. Ơng viết: “Tơi tuyệt nhiên khơng biết chút gì về các
thần linh như thể chúng có, như thể chúng khơng có, như thể chúng thuộc về kiểu nào … Tôi không biết thần linh, nhưng tôi biết con người đang sống, suy tư và hướng tới đức hạnh”(2). Để có đức hạnh cần hiểu biết đức hạnh, phân biệt đức hạnh với tội lỗi. Có lẽ Protagore là người Hy Lạp đầu tiên chủ trương pháp trị, vì ơng xem hành xử theo luật lệ, trừng phạt kẻ phạm tội là phương pháp tối ưu nhằm ngăn chặn cái ác. Sau này Socrate đã sửa chữa và điều chỉnh tư tưởng đó, năng đức hạnh lên thành khoa học về đức hạnh.
Nếu con người là thước đo của vạn vật, thì thiết chế do con người xác lập là thước đo của sự công bằng và bất công. Là nạn nhân của nền dân chủ 1. Aritote: siêu hình học, 9.11, chương VI, 1062b, 13 – 21.
Athènes, nhưng khác với Socrate, Protagore vẫn xem dan chủ là hình thức cai trị ưu việt nhất trong thế giới cổ đại, vì theo ơng nó mở ra khả năng đối thoại bình đẳng giữa đối thoại bình đẳng giữa các cơng dân và chính quyền.
Đại biểu lớn thứ hai của phái biện thuyết – Gorgias (483 - 375 TCN) – sinh tại thành phố Leontium, đảo Sicile. Nếu Protagore thiên về vấn đề nhận thức luận, thì Gorgias chú trọng đến bản thể luận, mặc dầu bản thể luận của ông cũng hết sức đặc biệt. Nếu Protagore xây dựng học thuyết về tính tương đối của nhận thức ở trình độ cảm tính, thì Gorgias, theo mơ-típ trường phái Elée, chủ trương chỉ ra những nan giải của lý trí, có gắng xây dựng một thế giới quan khơng mâu thuẫn trên trình độ của khái niệm và phạm trù triết học (tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy, tư duy và ngôn ngữ, cái đơn và cái đa …). Nếu trong chủ nghĩa tương đối của mình Protagore khẳng định “mọi thứ đều đúng”, thì Gorgias kết luận ngược lại: “mọi thứ đều sai”, sử dụng aporia của Zénon như con dao hai lưỡi, bác bỏ chính luận điểm nền tản của trường phái Elée về tồn tại và chân lý.
Quan điểm triết học Gorgias có thể tóm gọn trong một câu: “Khơng có gì (tồn tại) cả” bởi lẽ tồn tại và khơng tồn tại đều không thể là những dữ kiện cho cảm giác. Các nhà triết học của trường phái Elée khẳng định rằng cái gì được đem đến trực tiếp cho ta thì mới tồn tại, mọi ý tưởng ln luôn là ý tưởng về cái đang tồn tại, cịn cái khơng tồn tại (hư vô) không thể được tư duy như cái đang tồn tại. Nhưng Gorgias bác bỏ từng luận điểm một của họ.
Một là, không thể chứng minh “hư vô không tồn tại”. Luận đểm khởi đầu
của Parménide chỉ rõ: cái gì khơng tư duy được, khơng diễm tả được thì khơng tồn tại. Nhưng vấn đề chưa hẳn ở đó. Bản thân luận điểm “hư vơ khơng tồn tại” đã hàm ý một cái gì đó vừa tồn tại, vùa khơng tồn tại. Hư vơ khơng thể tồn tại, vì ta khơng tư duy về nó được, nhưng nó tồn tại, và cần phải tồn tại, vì nó là hư vơ, nó là cái nó khơng – là. Nhưng điều này mâu thuẫn. Vậy luận điểm “hư vô là không tồn tại” là giả tạo.
Hai là, không thể chứng minh “cái đang tồn tại tồn tại”. Luận điểm này
nhất quán của trường phái Elée là tồn tại vĩnh cửu, không sinh không diệt, duy nhất. Dựa vào ý đó, nhưng triển khai theo hướng khác, Gorgias chỉ rõ, nếu tồn
tại vĩnh cửu, thì nó khơng có khởi đầu, mà nếu khơng có khởi đầu thì nó vơ hạn, mà nếu vơ hạn thì nó khơng xác định được, mà nếu khơng xác định được thì hóa ra nó khơng ở đâu cả, mà nếu khơng ở đâu cả, thì nói chung nó khơng có, khơng tồn tại.
Tính chất nguy biện của cách lập luận trên đã quá rõ. Gorgias đánh đồng khởi điểm thời gian với vị trí khơng gian, vị trí với tồn tại (khơng có vị trí là khơng có tồn tại). Cái vơ hạn trên thực thế khơng có ở chỗ vào cả thật, sơng khơng có nghĩa nó khơng tồn tại. Là nhà hùng biện lẽ có nhiên Gorgias chưa chịu buông xuôi trước lập luận ấy. Ông lật ngược vấn đề như sau: cứ cho rằng cái tồn tại trước hết phải xuất hiện đã. Sự xuất hiện của một tồn tại nào đó có thể từ một tồn tại khác, có thể từ hư vô. Nhưng bản thân hư vô không xuất hiện từ tồn tại, và khơng sinh ra gì cả, cịn sự phát sinh tồn tại từ tồn tại lại không phải là xuất hiện, vì đứng từ góc độ “tồn tại ln tồn tại”, thì tồn tại đã phát sinh, như ở trên nói tới, thực chất là “tồn tại vĩnh cửu”. Rốt cuộc mối quan hệ giữa đơn và đa, duy nhất và hỗn tạp không được giải quyết dứt khốt. Tồn tại khơng phải là đơn nhất, cũng không phải là đa thể, vậy là khơng tồn tại cái gì cả. Tồn tại mà vừa tồn tại, vừa khơng tồn tại thì phi lý, vì trong trường hợp đó tồn tại đồng nhất với hư vơ. Tóm lại, tồn tại khơng tồn tại, hay khơng có gì tồn tại cả; nếu có tồn tại thì cũng khơng chứng thực được.
Theo Gorgias, sai lầm của Parménide là ở chỗ không phân biệt đối tượng như đối tượng của tư duy và đối tượng như khách thể. Để sửa chữa sai lầm này Gorgias cho rằng có thể tư duy về cái khơng tồn tại (hư vơ), chẳng hạn có thể tư duy về những cái khơng có trong thực tế, do con người tưởng ra (thần linh, yêu quái và những cái thứ lạ lùng khác). Nhưng thay vì triển khai tư tưởng đó theo hướng thừa nhận quá trình sinh thành, phát triển và diệt vong trong tư nhiên, thì Gorgias đóng khn nó lại ở kết luận có tính bất khả tri: nếu đối tượng của tư duy khơng phải tồn tại, thì tồn tại cũng không được tư duy, nghĩa là tồn tại không nhận thức được, mà nếu có nhận thức được đi chăng nữa, thì cũng khơng cắt nghĩa được cho người khác, vì lời nói khác với vật thể: ta nhìn vật thể, ta nghe lời nói, màu sắc được nhận thức nhờ thị giác, âm thanh được nhận thức
nhờ thính giác, nhưng màu sắc, âm thanh lại được biểu đạt bằng lời, mà lời thì khơng thể diễn tả trọn vẹn và chính các mọi chi tiết của chúng.
Từ trình tự lập luận của Gorgias có thể rút ra ba điểm chính:
1. khơng có cái gì tồn tại cả;
2. Nếu có tồn tại, thì chúng ta khơng nhận biết được;
3. Nếu chúng ta biết được một cái gì đó tồn tại, thì chúng ta cũng khơng cắt nghĩa nó đầu đủ, trọn vẹn, chân thực cho người khác được.
Sai lầm về lý luận của Gorgias là ở chỗ tách rời tồn tại và ý thức, biểu tượng và lời nói, chủ thể cảm giác và cái được cảm giác, không hiểu bản chất của sự phải ánh. Tồn bộ nhựng lập luận ngụy biện khơng phải là khám phá triết học gì mới mẻ, mà chỉ là trị chơi trí tuệ, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, biến mọi quan điểm thành những nghịch lý. Tư tưởng triết học bị mất đi tính nghiêm túc và sức mạnh vốn có của nó, chỉ cịn lại một mớ những khái niệm truy đuổi nhau đến chủ nghĩa bất khả tri. Cả Platon lẫn Aristote đều xem biện thuyết như trò lừa bịp, biến con người thành nô lệ của từ ngữ. Bên cạnh đó khơng thể khơng tính đến những đóng góp của các nhà biện thuyết vào lĩnh vực ngôn ngữ, nhất là tu từ học. Chính họ đã cho thấy sự huyền diệu của ngôn ngữ, sức mạnh của nghệ thuật hùng biện, một nghệ thuật rất cần thiết trong một số hoạt đơng đề cao vai trị của chủ quan tính con người.
Trong khi các nhà triết học loay hoay với những vấn đề “từ trên trời”, truy tìm “nguyên nhân cuối cùng” của thế giới và bắt đầu đi vào bế tắc thì chính các nhà biện thuyết đã chủ động mở ra hướng mới. Đó là ý nghĩa lịch sử của triết học biện thuyết Protagore và Gorgias đối với sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại.