Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học đôi khi dống nhất phái Epicure với phái Cyrenaisme do Aristippe (mất khoảng 366 TCN) sáng lập với tên gọi phái khoái lạc. Điều này đúng một phần, nếu xét tư tưởng chung nhất của Aristippe và Epicure là đề cao tự do cá nhân, xem khối lạc là mục đích sống, và tuân thủ nguyên tắc ấy. Tuy nhiên thế giới quan của Epicure mang những nét đặc trưng riêng của phái Cyrenaisme khơng hề có.
1. Vài nét về cuộc đời Epicure và trường phái Epicure
Epicure (342/341 – 270/271TCN) sinh tại Samos, một quần đảo nằm cạnh
Colophon, Ephèse và milet, thuộc Ionie, là những trung tâm lớn của triết học Hy Lạp thời sơ khai. Năm 18 tuổi Epicure chuyển đến Athènes, tham dự các buổi thuyết của người đứng đầu Hàn Lâm viện lúc đó là Xenocrate. Năm 322, sau khi alexandre băng hà, ơng cùng gia đình di cư sang Colophon cùng gia đình. Tại đây ơng làm quen với triết học Démocrite thông qua Nausiphanes – mơn đệ của Democrite. Trong vịng 10 năm dạy học (theo nghiệp cha) Epicure đã tập hợp quanh mình một nhóm người ủng hộ, về sau gọi là những người Epicure. Năm Epicure 32 tuổi, trường phái triết học mang tên ơng chính thức khai sinh. Năm 306, Epicure trở về Athèns, mua một ngôi nhà và một vườn hoa rộng làm nơi tập trung các mơn đệ thân tín, trình bày các học thuyết của mình; tên gọi “Hoa viên epicure” ra đời từ đó. Học trị nổi tiếng nhất của Epicure là Metrodorie, mất trước cả thầy, chủ trương dung hợp tư tưởng Epicure với phái khoái lạc, nhấn mạnh khoái lạc hơn thân xác, trong số những người kế thừa sự nghiệp Epicure đáng kể nhất có Ermarch xem xét lợi ích hợp lý là cơ sở của mọi luật lệ và Philodie (thế kỉ I TCN) người hệ thống hóa học thuyết của phái Epicure. Sau đó thăng trầm của lịch sử tư tưởng Epicure được hồi một cách dè dặt thời phục hưng và cận đại. Tại Tây Âu L. Valla (chủ nghĩa Epicure nhân văn vùng xứ Florence) và P. gassendi (Pháp).
Epicure hiện đại diện cho một thời đại khi triết học chuyển sự quan tâm từ thế giới sang số phận của con người trong thế giới, từ những tiên đoán về vũ trụ sang cuốc ống riêng tư của mỗi cá nhân. Cộng đồng Epicure đặt ra những mục đích duy nhất là được sự yên ổn và tâm tính (Ataraxia), thay vì những cuộc
tranh luận vơ bổ. Biết không phải để biết mà để bảo vệ trạng thái bằng an trong sang của tinh thần. triết gia không chỉ nhận thức, mà cịn có nhiệm vụ khai tâm con người, giải thoát họ khỏi những nỗi sợ hãi, tâm trạng hoang mang hang phút, hàng giờ khỏi tình cảm khiếp nhược và phẫn uất, khơi dậy nơi học sự tự chủ, qn bình, thậm chí sử dụng dưng đối phó với mọi biến cố của cuộc sống. Triết học, theo Epicure, là một hoạt động nghiên cứu, một thể nhiệm đem đến cho con người cuộc sống hạnh phúc thanh thản, không bị ràng buộc bởi những nỗi đau trần thế. Điều cốt yếu trong cuốc ống không phải là ăn ngon mặc đẹp mà là sự bình tâm. Trỗng rỗng thay những câu chữ phơ chương mà chẳng có giá trọi gì. Y học vơ dụng nếu không loại trử bệnh tật ra khỏi cơ thể, triết học vô dụng nếu không loại trừ bệnh tật ra khỏi tâm hồn. Đối với triết gia chân chính, cái chết về thể xác không đáng sợ khi tâm hôn chai sạn trước mọi biến cố của đời sống và tự nhiện. Cái chết - cái khủng khiếp nhất trong những cái ác - khơng liên quan gì đến chúng ta, bởi lẽ khi chúng ta hiện hữu thì cái chết chưa xuất hiện, cái chết xuất hiện thì chúng ta khơng cịn nữa.
2. Quy luật học ( to kanonnikon) hay lý luận nhận thức
Quy luật học là học thuyết thuyết tiêu chuẩn của luân lý và những quy tắc (kanon), hay mơ phạm của nhận thức, nói tóm lại là lý luận nhận thức teho nghĩa rỗng của từ đó.
Điểm tương đồng lớn nhất của Epicure và Democrite là cơ sở nguyên tử luận của lý luận nhận thức. Cũng như Démocrite, Epicure xem linh hồn như một dạng nguyên tử đặc biệt, tinh túy, trơn trượt, vận động nhanh. Sự sống và cái chết, do đó, chẳng qua chỉ là sự hợp nhất hay phân rã các nguyên tử. Cần thấy rằng, việc đồng nhất linh hồn (ý thức) với nguyên tử (vật chất), khơng cần biết tính độc lập tương đối của nó là biểu hiện chủ nghĩa duy vật tầm thường, song ở trường hợp Epicure mang ý nghĩa tích cực nhất định. Trước hết, với cách đặt vấn đề như vậy, Epicure đã dũng cảm đương đầu với quan niệm linh hồn bất tử, là quan niệm khá phổ biến lúc bấy giờ. Thứ đến, Epicure quả là prometee của thời đại mình, bởi vì từ cơ sở nguyên tử luận của lý luận nhận thức, ông đã bác bỏ sự can thiệp của thần linh lên quá trình lĩnh hội chân lý.
Bên cạnh điểm tương đồng cơ bản vừa nêu, Epicure khác với Démocrire ở quan niệm về bản chất của tri thức và tiêu chuẩn của chân lý. Thứ nhất, Démocrite đề cao vai trị của lý trí, đưa cảm giác vào dạng nhận thức “mờ tối” còn Epicure khẳng định ưu thế của cảm giác trước lý trí, lưu ý rằng nếu có những sai lầm trong nhận thức, thì lý trí phải chịu trách nhiệm trước tiên. Thứ hai, lý luận nhận thức của Epicure chủ trương gắn với thực tại, vì vậy ơng tỏ ra xa lạ với những cái trừu tượng hay nghệ thuật biện luận, điều mà Démocrite, aristote, các nhà khắc kỷ luôn chú trọng: Lý luận nhận thứ của Epicure nhấn mạnh hai từ “hiển nhiên” và “rõ ràng”. Theo Epicure, sự pha chạm giữa cảm giác và đối tượng diễn ra từ sự va chạm của những phần tử cực nhỏ của vật thể gây ra những biến đổi cơ cấu nguyên tử trong lỗ mũi, tai, lưỡi hay bất kì cơ quan cảm giác nào. Thứ ba, sự khác nhau về nguyên tắc giwuax hai ơng trong cách xem xét tính chất của cảm giác. Nguyên tử luận máy mọc của Democrite phủ nhận nội dung khách quan của tri thức cảm tính, còn Epicure, ngược lại, xem cảm giác bao giờ cũng là cảm giác về thực tai, mang tính khách quan, mặc dù hình thức chủ quan.
Epicure là một trong những nhà duy cảm luận đầu tiên của triết học Hy Lạp cổ đại, xem cảm giác là nguồn gốc duy nhất của tri thức chân lý. Trong những tuyên bố của Epicure, chẳng hạn “cái gì phân minh thì cái đó là thực”, “cái gì đúng như khi ta nói về nó thì cái đó là khơng thực”, “cái gì khơng như ta nói về nó thì cái đó là khơng thực”, “cảm giác là cơ quan đem đến những biểu hiện đáng tin cậy nhất về thực tại”, đã cho thấy hình ảnh nhà duy cảm luận tiêu biểu thời hy lạp hóa,
Trong quy luật học, Epicure chỉ ra ba tiêu chuẩn của chân lý, gồn cảm giác, dự cảm (hay tiền cảm), xúc cảm. Cảm giác là sự liên kết trực tiếp chủ thể và đối tượng, thì tri thức về đối tượng càng chân thực. Điều này đối ngược với chủ nghĩa duy lý, mà theo đó càng “xa” đối tượng, càng trừu tượng hóa cao độ những thong tin về đối tượng, thì tri thức về đối tượng càng chuẩn xác, đáng tin cậy. Các cơ quan cảm giác thường xuyên va chạm với đối tượng hiện thực, nên đã hàm chứa hiện thực rồi, vì thế không thể xảy ra lầm lẫn. Phủ nhận vai trò của cảm giác trong nhận thức tức là phủ nhận chính thực tại hiển nhiên.
Dự cảm hay tiền cảm (Prolepsis) hình thành do những cảm giác về đối tượng lặp đi lặp lại nhiều lần, được lưu giữ nơi chủ thể, dần dần tạo nên một đường mòn, sau mỗi lần va chạm với thực tại lại mở rộng thêm. Chẳng hạn nghe tiếng khóc người ta có thể xác định tiếng khóc của trẻ em hay người lớn; ngửi mùi hoa có thể đốn biết hóa gì… mỗi sự va chạm đều gợi lên những kí ức, nhờ đó mà chủ thể, tức nhận biết và phân biệt các đối tượng một cách hiển nhiên nhờ những đặc tính thường xun lặp lại của chúng. Đơi khi Epicure gọi những tiền cảm là những quan niệm tổng qt, nhưng khơng phải quan niệm của lý trí, mà là “những biểu tượng chung” do cảm giác đem đến từ trước.
Xúc cảm (pathos) là những ấn tượng tác động lên con người và gây ra những phản ứng nhất định. Có hai lại xúc cảm trái ngược nhau – khoái lạc và đau đớn, cùng với hai phản ứng tương tự - ưa thích và né tránh. Khối lạc và đau đớn tựa như những ấn lành – dữ mà thiên nhiên ghi lại trên con đường cuộc sống. nhưng do chỗ con người luôn phần đấu vươn tới khoái lạc vừa là khởi điểm, vừa là mục tiêu của cuộc sống hạnh phúc.
Lý luận nhận thức của Epicure là sự triển khai ý tưởng “sống phù hợp với tự nhiên”, nhưng khơng phải tự nhiên được thần thánh hóa, mà là sự tự nhiên mộc mạc, chân chất, là thế giới sự vật tác động lên con người. Nhận thức luận của Epicure là nhận thức luận duy cảm – duy vật. khuynh hướng ấy thể hiện đậm nét hơn trong vật lý học của ông.
3. Cơ sở nguyên tử luận trong vật lý hoc.
Vật lý học Epicure là sự kế thừa và cải biến nguyên tử luận duy vật của Démocrite, với năm nguyên tắc chủ đạo: 1), khơng có cái gì xuất hiện từ hư vô và trở về với hư vô; 2), vũ trụ đã và sẽ ở trạng thái như hiện tại, vì khơng có cái gì để nó hóa thân vào cả, không do hư vô, không biến thành hư vô; 3), vũ trụ cấu thành từ những vật thể và khoảng không (không gian rỗng), cảm giác của ta chứng minh chứng minh sự tồn tại các vật thể, sự dịch chuyển của các vật thể chứng minh sự tồn tại của khoảng không, vật thể và khoảng không là những thực tại duy nhất; 4), Các vật thể hoặc bất khả phân và bất biến (atomos), hoặc cấu thành từ những phần tử bất khả phân và bất biến ấy. 5), vũ trụ vơ hạn xét
theo tính vơ hạn của không gian rỗng, số lượng vô hạn các hành tinh và các vật thể tạo nên chúng mà ta chưa biết đến.(1)
Vật lý học của Epicure liên kết chặt chẽ với nhận thức luận duy cảm, tạo nên sự khác biệt đầu tiên giữa Epicure và Démocrite. Các khái niệm không gian, thời gian, vận động được lý giải từ góc độ suy cảm luận. Cả Epicure và Démocrite đều xem không gian là điều kiện tồn tại và vận động của các vật thể, nhưng Epicure còn chỉ ra ba cách xác định không gian tùy thuộc vào mối quan hệ của nó với vật thể: Tự nhiên không chứa đựng vật thể gọi là không gian rỗng; tự nhiên có vật thể chiếm chỗ gọi là khơng gian đầy, hay vị trí, tự nhiên diễn ra đa chiều gọi là tự nhiên khả biến, hay không gian theo nghĩa trực tiếp của từ đó. Nhờ cảm giác mà chủ thể nhận biết được không gian từ những chiều kích khác nhau. Thời gian là thuộc tính của vật thể, chỉ ra độ dài lâu của chúng theo một biểu tượng nhất định như ngày dêm năm tháng… cảm giác về thời gian là cảm giác về dịng chảy bất tận của mn vật theo những biến thái của chung. Khi cảm giác khơng cịn thì biểu tượng về thời gian cũng ngưng đọng - không cịn
sự trải qua nữa. Chúng ta sống với khơng gian đa chiều và thời gian một chiều.
Sự khác nhau giữa Epicure và Démocrite thể hiện ở quan niệm về tương quan các nguyên tử. Theo Démocrite các nguyên tử khác nhau về hình dáng, kích thước, trật tự, vị trí, Cịn Epicure lưu ý đến sự khác nhau về hình dáng, kích thước, trọng lượng. Chính trọng lượng là nguyên nhân của sự sự vận động từ trên xuống hay sự rơi, chứa không phải là những va chạm bên ngoài tạo ra những cơn lốc xốy như Démocrite hình dung. Xuất phát từ đó Epicure chỉ ra ba dạng vận động của nguyên tử, cụ thể, vận động do trọng lực, vận động hỗn hợp do va chạm vào dao động tự do nội tại, tách khỏi dạng thức ban đầu. Đó là sự một lỗ lực nhằm vượt qua tính tất yếu, máy móc của Démocrite, vì theo Epicure dao động tự do, hay ngẫu nhiên, hồn tồn khơng phải có ngun nhân, và hơn nữa, ngẫu nhiên chưa phải là cái nguyên nhân của nó mà ta khơng biết được. Q trình tự nhiên chịu sự chi phối của cả tính tất yếu lẫn mối liên hệ ngẫu nhiên, xác xuất. Quan niệm của Epicure về dao động tự do của các nguyên tử như điều kiện cần thiết cho tự do của con người là quan niệm ấu trĩ, mộc mạc, 1. Xem A. S.Bogomolov: triết học cổ đại, Đại học tổng hợp Moskva, 1985, tr. 249 - 250.
nhưng có nghĩa nhân văn sâu sắc: tự do gắn với bản chất con người, là cái phẩm giá do tự nhiên ban tặng, trở thành thiên bẩm không thể tước đoạt.
Điểm khác nhau cuối cùng giữa Epicure và Démocrite là cách lý giải số lượng nguyên tử. Nếu Démocrite cho rằng cả dạng thức lẫn số lượng nguyên tử đều vơ hạn, thì theo Epicure số lượng nguyên tử trong mỗi dạng thức có thể vô hạn (không thể kiểm sốt được), nhưng số các dạng thức thì giới hạn, nghĩa là có thể xác định được thơng qua tiêu chuẩn rõ ràng. Tóm lại chủ nghĩa duy vật của Epicure thêm nhiều tính trực quan hơn so với chủ nghĩa duy vật Democrite.
4. Đạo đức học – nguyên tắc khoái lạc và sự đề cao phẩm giá con người.
Cơ sở lý luận của đạo đức học Epicure là nguyên tử luận Démocrite, nhưng chỗ dựa của đạo đức học Epicure là chủ nghĩa khoái lạc Aristippe. Cũng như Aristippe, Epicure xem hạnh phúc tột bậc của con người là khối lạc, vì khối lạc là mong muốn tự nhiên của con người. Khoái lạc vừa là khởi điểm, vừa là tột cùng của cuộc sống hạnh phúc. Là khởi điểm vì nhờ lấy nó làm thước đo cá nhân bắt đầu sự nghiệp bằng năng lực lựa chọn và né tránh: Là tột cùng vì nó mời gọi cá nhân như một lợi ích. Epicure phân biệt ba dạng khối lạc: 1) khoái lạc tự nhiên và cần thiết cho cuộc sống. 2) khối lạc nhưng khơng cần thiết cho cuộc sống. 3) khối lạc khơng tự nhiên và khơng cần thiết cho cuộc sống. Từ đó ơng nang khối lạc lên thành “nguyên lý sống của bậc thông thái:. Trước hết Epicure phê phán đồng nhất khoái lạc với nhưng dục vọng vật chất thấp hèn. Khối lạc chân chính cũng là một cách sống tích cực, biết sống. Biết sống là gì? Là nghệ thuật hành xử hợp lẽ và cơng bằng. Chớ nên sống tiện nghi mà không hợp lẽ, không đức độ và không công bằng và ngược lại, chớ nên sống hợp lẽ, đức độ và công bằng mà thiếu tiện nghi. Epicure chủ trương dung lý trí chế ngự những hạm muốn tầm thường, hướng quan niệm về khoái lạc đến những nhân sinh quan hữu dụng và tích cực. Nếu Aristippe đề cao tự do cá nhân đến ,mức không cần quan tâm đến vận mệnh quốc gia, tự biến mình thành kẻ vơ tổ quốc, thì trong đạo đức học Epicure ý tưởng ấy bớt chút phần cực đoan, xong vẫn giữa ngun những nét chính là bang quang với cơng việc xã hội và thực hiện lối sống tự do nhưng không phô chương. Epicure khuyên các môn đệ của mình “sống bình lặng”. Đó là ngun tắc chế ngự khoái lạc: Càng né tránh tránh
những câm dỗ của đời thường, càng chủ trương khoái lạc như một nghệ thuật, càng thể hiện mình như nhân cách tự do; ngược lại sẽ biến mình thành nơ lệ của khối lạc, thành kẻ mất tự do. Khối lạc thối q tự nó đồng nghĩa với đau khổ. Epicure phân biệt hai tính chất khối lạc - tính khối lạc tích cực và tính khối lạc thụ động’; một đằng tạo ra khoái lạc bằng cách thiết lập một trạng thái quân bình cho cơ thể, đằng khác là chờ đợi, nếm trải, bị khoái lạc cuốn đi trong biến chuyển của tồn. Một cơ thể ln giữa bình qn khiến cho tinh thần thư thái, cơ quan cảm giác năng động thì trí óc vững vàng, sảng khối hơn.