Xem V.PH Asmus: Triết học cổ đại, M, 976, tr 203.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 92 - 94)

IV. BẢN THỂ LUẬN, NHẬN THỨC LUẬN, TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, ĐẠO ĐỨC VÀ THẨM MỸ CỦA PLATON.

1 Xem V.PH Asmus: Triết học cổ đại, M, 976, tr 203.

Khi quan sát các sự vật, lập tức trong linh hồn xuất hiện idea tương đương hay khác biệt, giúp chủ thể so sánh chúng với nhau. Chúng ta nhận biết tinh thống nhất và đa dạng của thế giới nhờ nhứng kênh tín hiệu ấy trước tiên. Chẳng hạn ta gọi một sự vật là “đẹp”, vì ta nhớ lại theo sự tương đồng idea “cái đẹp”, và ngược lại. Nhìn một hành động của ai đó có thể liên tưởng đến idea “bình đẳng”, ngược lại – “bất bình đẳng”. Kênh tín hiệu thứ hai – quan hệ giữa các mặt đối lập. Bất kỳ sự vật nào trong cùng thời gian đều vừa lớn hơn, vừa bé hơn – lớn hơn cái này và bé hơn cái kia, đứng im xét theo tương quan này, vận động xét theo tương quan khác… chất xúc tác chủ yếu của phương pháp anamnèsis là nghệ thuật phán đốn lơgic, đối thoại triết học, hỏi và đáp, mà đó lại phép biện chứng theo cách hiểu của Socrate và Platon. Phép biện chứng còn được hiểu

theo nghĩa thứ hai – năng lực tìm hiểu các khái niệm, phân biệt chúng theo tiểu loại, liên kết các tiểu loại thành những khái chủng loại. Có thể đơn giản gọi phép biện chứng của platon là lôgic học khoa học nghiên cứu sự hoạt động của tư duy. Trong “Sophiste”, Platon tranh luận với các nhà biện thuyết về ý nghĩa của nhận thức, nhấn mạnh sự chuyển hóa lẫn nhau của các diea (tồn tại – vận động – đứng im). Mỗi chủng loại tồn tại, theo platon, vừa đồng nhất, vừa là cái khác – nguyên nhân của q trình hợp nhất là phân đơi diễn ra liên tục. Mỗi khái niệm hàm chứa trong mình những tính quy định đối lập nhau. Trong “nhà nước” Platon trình bày quy luật lơgic về mâu thuẫn (quy luật về tính chất vơ nghĩa của mâu thuẫn). Vấn đề đặt ra là liệu có thể có một vật vừa đứng im vừa vận động trong cùng điều kiện hay không. Câu trả lời sẽ là nội dung của quy luật lơgíc: khơng thể có và khơng thể chấp nhận những mện đề mâu thuẫn nhau về cùng một đối tượng trong cùng một thời gian và với cùng một quan hệ.

Phép biện chứng được Platon xem như khoa học tối thượng, đi từ mâu thuẫn và sự thiếu nhất quán trong tư duy đến nhận thức thực tại chân lý. Hai quá trình thường xuyên diễn ra là biện chứng đi lên và biện chứng đi xuống. biên chứng đi lên là đi từ những cái phân tán, những cảm giác đa tạp đến cái đơn nhất – idea thống nhất duy nhất, tưc idea cái thiện. Biện chứng đi xuống, ngươc lại, là sự phân tích, triển khai tất cả những kết quả có được ra những chủng loại, xác

lập lại các idea mà khơng cần tới cảm giác. Có thể hình dung biện chứng đi xuống như đi từ nguyên lý của vạn vật, tức cái thiện, hay cái thống nhất duy nhất xuống với các idea và thế giới khả giác hữu hình.

Phép biện chứng của Platon là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của lơgíc học. Platon đã xây dựng cho học thuyết về phạm trù, về chủng loại và tiểu loại của các khái niệm, về sự thống nhất quy nạp – suy diễn như phương pháp tiếp cận chân lý, về sự phát triển thong qua các mặt đối lập. Lý luận nhận thức và lơgíc học của Platon tuy cịn chìm đắm trong chủ nghĩa thần lý và duy tâm, nhưng đã khai mở phương pháp phân tích khoa học va sâu sắc những vấn đề này.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w