V S Niesesians: Socrate, M 1977, tr.44 4 Sđd, tr 50.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 69 - 73)

III. BƯỚC NGOẶT TỪ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN SANG TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC

3. V S Niesesians: Socrate, M 1977, tr.44 4 Sđd, tr 50.

đề “tơi biết rằng tơi khơng khơng biết gì cả” hồn tồn khơng phải là một mệnh đề hư vô chủ nghĩa, mà nhằm chỉ ra sự khởi đầu một cách tiếp cận chân lý. Thông thường người ta tưởng rằn mình biết nhiều thứ, nhưng hóa ra khơng biết bao nhiêu. Kiến giải chân thực cần thường xuyên được hoàn thiện để đến gần đức hạnh – tri thức, tri thức đức hạnh. Song, do chỗ kiến giải, dù được xem là chân thực đáng tin cậy, vẫn xuất phát từ cơ sở cảm tính, và vì thế ln biến đổi, dao động, nhất thời. “Tôi biết rằng tơi khơng biết gì cả” để từ đó triển khai những bước đi thích hợp theo sự dẫn dắt của lý trí, đến chân lý, cái thiện phổ quát. Cần xây dựng phương pháp đối thoại tích cực, giúp con người tránh mọi ngộ nhận, vượt qua sai lầm, xác định đúng bản chất sự vật. Phương pháp ấy, theo Socrate, trải qua bốn bước:

- Mỉa mai (ironie) là thủ pháp phải biện bằng cách nêu hoàng loạt câu hỏi (có tính chất mỉa mai) nhằm dồn người đối thoại vào thế mâu thuẫn, thừa nhận nhựng khiếm khuyết trong lập luận của mình, từ đó thừa nhận chân lý.

- Đỡ đẻ (Maieutique) ngụ ý về trách nhiệm cùa người thầy – người dẫn dắt, khơng bỏ mặc người đối thoại với mình (học trị chẳng hạn) ở tình trạng khơng lối thối, mà chủ động nêu ra những vấn đê mới, giúp họ đạt tới chân lý. Việc đó cũng như việc mà mụ giúp người mẹ sinh ra đưa ra đưá con.

- Quy nạp (induction) là quá trình đi từ phân tích những hành vi riêng lẻ đến khái quát để nắm bắt bản chất con người và đời sống xả hội.

- Xác định hay định nghia (définition) là bước cuối cùng của phương pháp tiếp cận chân lý, gọi đúng tên sự vật, chỉ ra đúng bản chất của nó, xác định dúng những chuẩn mực của đạo đức của hành vi đạo đức, tiến tới xây dựng một khoa học về cái thiện phổ quát, giúp con người sống hạnh phúc hợp lý trí.

Đạo đức là khoa học. Biết hạnh phúc và phương pháp đạt hạnh phúc sẽ đến với hạnh phúc. Đạo đức đòi hởi biết ý thức về cái thiện, về đức hạnh nói chung. Nó phải trở thành khoa học về sự hoàn thiện phẩm chất con người. Socrate nhấn mạnh bốn đức hạnh chính, gồm khơn ngoan, tiết độ, can đảm khiêm tốn (ở chỗ khác ông lại dẫn ra: tiết độ, công bằng, can đảm, tự do, chân

thật)(1). Khơn ngoan: biết mình cư xử đúng, chủ động trong mọi tình huống; tiết

độ: tiết chế dục vọng, biết chịu đựng, giữ trạng thái cân bằng; can đảm: chống

lại các ham muốn thái quá, không sợ chết. Con người khơng chỉ biết sống, mà cịn biết chết. Nếu chết là sự tiêu diệt mọi ham muốn, là sự n tĩnh vĩnh hằng, tuyệt đối, thì đó là điều hay; nếu chết là linh hồn sẽ phiêu diêu đây đó và sẽ gặp gỡ linh hồn của những người quá cố - Homère, Hésiode, các danh nhân khác thì chính cái chết sửa soạn cho ta những thú vĩ bất tận. Khiêm tốn: ln nhủ rằng mình cịn cịn dốt nát, đặt mình ở điểm xuất phát (“tơi biết rằng tơi khơng biết gì cả”) để đi từng bước một, thận trọng, vững chắc, trên con đường hướng tới chân lý.

Với đạo đực duy lý đặc trưng, Socrate đã tạo ra bước ngoặt trong triết học Hy Lạp cổ đại, đưa nó từ trên trời xuống dưới đất (Cicéron). Bên cạnh đó Socrate đã nâng sự lý giải vấn đề đạo đức – chính trị lên trình độ khái niệm, chứng minh về mặt triết học tính chất khách quan, chính trị, phá quyền, đối lập với chủ nghĩa tương đối và chủ quan của phái biện thuyết. Socrate có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây đã phân biệt quyền tự nhiên và

quyền công dân (quyền dựa trên kinh nghiệm sống), khẳng định sự thống nhất

chúng, chú không tách rời như suy nghĩ của Protagore. Phương pháp tiếp cận chân lý đó do Socrate xây dựng cũng có giá tri biện chứng sâu sắc, theo cả nghĩa cũ lẫn nghĩa mới. Theo nghĩa cũ, đó là nghệ thuật tranh luận để đạt tới chân lý, theo nghĩa hiện đại, đó là mần mống của phép biện chứng chủ quan, biện chứng của các khái niệm.

Đạo đức học Socrate sùng bái con người lý trí, nhưng sự sùng bái thái quá, về phần mình, tất yếu dẫn tới thế giới sùng bái cực đoan.

Socrate – nhà duy tâm.

Ở phương diện thế giới quan triết học Socrate đánh dấu bước ngoặt từ chủ nghĩa duy vật (trong quan niệm về tự nhiên) sang chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy tâm Socrat thể hiện trước hết ở việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức. Khái niệm trong cách hiểu của Socrate chỉ là kết quả của 1. Xem Platon: Phédon, tr. 295 - 296

những nỗ lực tinh thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu thốt nào đó của lý tính. Khái niệm tồn tại tự thân, không lệ thuộc vào tồn tại của sự vật, con người. Chẳng hạn khái niệm cái đẹp tồn tại tự thân, có trước những sự vật cụ thể, và ban bố cho chúng ý nghĩa đẹp (khác hoàn toàn với quan niệm truyền thống khái quát theo cách quy nạp những đặc tính đồng nhất của các sự vật, rồi xác lập định nghĩa về cái đẹp) – con ngựa đẹp, người đàn bà đẹp, hay quyển sách đẹp(1).

Chủ nghĩa duy tâm xen lẫn mục đích luận của Socrate bộc lộ khá rõ ràng trong học thuyết về quan hệ giữa linh hồn và thể xác:

1. Nếu phần lớn các nhà triết học trước Socrate là những nhà triết học tự nhiên, có gắng giải phóng các học thuyết của mình khỏi sự ràng buộc của thần thoại, tìm hiểu ngun nhân của tự nhiện ngay trong chính tự nhiên, thì Socrate lại né tránh những vấn đề liên quan đến tự nhiên, vì sợ “xúc phạm thần linh”.

2. Linh hồn bất tử. Trong chứng lý “linh hồn bất tử” Socrate đã giảng

nghĩa vấn đề này cho Cébès: nếu truy đến cùng nguyên nhân của sinh khí cuộc sống, thì đó là linh hồn(2). Tiếp theo: “Linh hồn, hơn mọi sự vật, là môt sự vật không chết và khơng thể bị tiêu diệt, vậy thì thực ra linh hồn của chúng ta sẽ tồn tại noi dinh thự của thần Hadès”(3). Tin ở sự bất tử của linh hồn là sự mạo hiểm đẹp đẽ và nên có(4).

Linh hồn, do vậy, đối lập với thể xác, là “cái thuộc về nhân gian, phải chết”, không hiểu được …, phức tạp, tiêu tán …”(5).

3. Linh hồn chi phối thể xác. Linh hồn cải tạo thể xác, cịn tự nó thì phải

ln ln trong sạch và chừng mực, tẩy uế những gì nhơ bẩn nhất trong con người(6). Linh hồn, nhất là linh hồn của triết gia, giải thoát con người khỏi những cám dỗ và tội ác triền miên. Linh hồn là bà chúa cai trị thể xác;

1. Platon: Pédon, tr. 190, 195, 254 – 255.2. Sđd. tr. 269 – 270. 2. Sđd. tr. 269 – 270. 3. Sđd. tr. 273. 4. Sđd. tr. 295. 5. Sđd. tr. 199 – 200. 6. Sđd. tr. 277 – 278.

4. Thần linh là hiện nhân của lý trí, và lý trí tức là thần linh. Trong cuộc sống trần gian con người không trực tiếp thần linh, nhưng cảm nhận được công việc của thần linh. Thần linh ở trong ta, hiện hữu ở chính những hành vi cao cả, do linh hồn dắt. Làm điều tốt là làm điều thiêng liêng.

Socrate đã phác thảo những nét đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan; Platon đẩy nó lên một trình độ hệ thống. Chủ nghĩa duy tâm, một mặt, là sự ngạc nhiên thú vị trước năng lực nhận thức của con người, và thần thánh hóa nó, mặt khác, là “sự phát triển phiến diện, thái quá của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên…”1

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w