Aristote: Đạo đức của Nicomaque, Bản dịch của Đức Hinh, Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 135 - 136)

V. ARISTOTE – BỘ ÓC BÁCH KHOA CỦA NỀN TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HY LẠP CỔ ĐẠ

2. Aristote: Đạo đức của Nicomaque, Bản dịch của Đức Hinh, Sài Gòn.

của sự hoàn thiện đạo đức là đức hạnh, mà để có đức hạnh phải biết đức hạnh, để biết đức hạnh phải tìm hiểu đức hạnh, tìm hiểu đức hạnh tốt nhất ở học và hành. “Đức hạnh, - Aristote viết, - hiện ra với hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý; đức hạnh trí tuệ phần lớn từ học thức mà ra, và cần học thức để biểu lộ và phát triển, cho nên nó địi hỏi sự thực hành và thời gian, còn đức hạnh luân lý là con đẻ của thói quen tốt’(1). Trong đức hạnh trí tuệ (hay đức hạnh lý thuyết) sự mẫn tiệp là hình thức cao nhất, thể hiện năng lực suy nghiệm của con người, gắn với phần lý trí của linh hồn. Trong đức hạnh phần thực hành sự khơn ngoan, nhất là khơn ngoan chính trị, được đề cao, bởi vì con người trong đời sống chính trị là một thực thể chính trị. Cũng như Socrate, Aristote chú trong vai trò của học vấn trong hình thành nhân cách, nhưng luận điểm “khơng ai biết thế nào là tốt mà làm điều ngược lại” của Socrate chứa đầy mâu thuẫn, bỡi lẽ biết về thiện và ác với việc thực hiện với chúng ta là hai điều khác nhau. Có kẻ tồi tệ cố ý làm những điều trái với tri thức, về sự thiện mà hắn ta vừa học được. Lại có người trong trạng thái phẫn khích vơ tình làm cái việc khơng ai ngờ tới. Kẻ tồi tệ và người phẫn khích, ai tốt hơn ai? Kẻ làm điều ác một cách tỉnh táo là kẻ đáng nguyền rủa, làm điều ác mà dùng lý trí để biện minh cho điều ác còn đáng nguyền rủa gấp ngàn lần. Người bị tình cảm, sự hưng phấn sai khiến trong một khoảng khắc không phải à người tồi tệ, mà là người chưa ý thức về điều mình làm, nghĩa là chưa biết. Lý trí là điều kiện cần, nhưng khơng phải là điều kiện đủ cho đức hạnh, mà còn phải biết vận dụng nó vào trong cuộc sống. Con người là một sinh vật xã hội, một vật hợp quần2, biết lựa chọn hành vi xử thế phù hợp với chuẩn mực chung. Lựa chọn những hành vi đẹp giữa mọi người là biểu hiện của đức hạnh. “…Đức hạnh của con người, - Aristote viết, - là một năng hướng khiến người ấy thành một chính nhân có thể làm tròn tác dụng riêng của con người”(3). Năng hướng ấy là biết đứng giữa thái quá và bất cập, tạm gọi là sự

trung dung. Đức hạnh là một thứ trung dung, vì mục đích mà nó đề xuất là sự

quân bình giữa hai thái cực. Trung dung, theo Aristote, là ứng xử khôn ngoan, 1. Sđd, tr. 58.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w